Không nên đặt tủ ở những nơi quá chật chội và gần tường (khoảng cách tốt nhất bạn đặt tủ lạnh là nên cách tường 10cm). Phía sau tủ lạnh thường có rất nhiều bụi bẩn tập trung và bám vào dàn tản nhiệt sau máy. Vì thế cần làm sạch dàn tản nhiệt sẽ giúp tủ hoạt động tốt hơn và rút ngắn thời gian làm lạnh của máy tránh tiêu hao điện năng.
Đặt tủ lạnh ở nơi rộng rãi, thoáng mát
Bạn có thể kiểm tra xem gioăng cao su ở mép tủ có bị lỏng không bằng cách đặt một tờ giấy gần cánh tủ lạnh. Nếu thấy tờ giấy đung đưa, rất có thể là miếng gioăng bảo vệ ở cánh tủ đã hỏng, do đó hơi lạnh bị thoát ra ngoài. Việc này có thể làm tiêu hao rất nhiều điện năng, vì vậy bạn nên thay ngay miếng gioăng bảo vệ khi phát hiện ra nó đã bị hỏng.
Luôn đóng chặt tủ lạnh còn là một cách giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả
Đa số thực phẩm trong tủ lạnh đều chứa hơi ẩm. Nếu chúng ta không bọc kín lại, hơi nước từ thực phẩm sẽ tỏa ra và khi đó tủ lạnh sẽ phải hoạt động gấp đôi công suất bình thường để loại bỏ hơi nước và làm lạnh. Hầu hết thức ăn sẽ hút mùi của nhau nên nếu không bọc kín thực phẩm sẽ tạo ra những mùi lạ, còn gọi là “mùi tủ lạnh”.
Luôn bọc kín tất cả thực phẩm trong tủ lạnh sẽ tránh được những mùi hôi khó chịu
Thực phẩm nóng sẽ làm hao tổn điện năng nhiều hơn do tủ lạnh phải hoạt động gấp đôi công suất để vừa làm nguội và làm lạnh thực phẩm. Hãy để thức ăn vừa nấu xong ở ngoài cho đến khi nguội hẳn mới cất vào trong tủ lạnh, như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều điện cho gia đình bạn.
Không để thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh
Việc này sẽ giúp lấp đầy khoảng trống và giảm tiêu hao điện do khí lạnh không phải lưu thông nhiều giữa các khoảng trống trong tủ.
Lấp đầy khoảng trống bằng các chai lọ chứa sẵn nước
Khi cửa tủ mở, một phần hơi lạnh sẽ bị thất thoát ra ngoài, máy nén cần hoạt động nhiều hơn để cân bằng lại độ ẩm và nhiệt độ trong tủ tiêu tốn nhiều năng lượng.
Vì vậy, bạn nên sắp xếp thực phẩm gọn gàng, khoa học sẽ giúp bạn lấy được đồ cần thiết nhanh chóng mà không phải tìm kiếm lâu và hạn chế được việc đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần để tìm thực phẩm.
Nhiều người có thói quen để nhiệt độ quá lạnh nhưng thực tế đây là điều sai lầm. Nên chỉnh nhiệt độ ngăn mát ở mức giữa 1 đến 4,5 độ C, nhiệt độ ngăn đông khoảng -15 độ. Những ngày nóng, bạn nên tăng nhiệt độ ở mức 4. Ngược lại, những ngày lạnh bạn có thể điều chỉnh độ lạnh xuống mức 3.
Bạn phải biết được rằng nếu đặt nhiệt độ thấp hơn sẽ làm phí điện, nếu cao hơn sẽ không đủ để bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài.
Tất cả các tủ lạnh đều được bố trí các ngăn, khay kệ riêng giúp người dùng dễ dàng sắp xếp và bảo quản thực phẩm hợp lý nhất.
Ngăn đá thường được lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản) ở kệ dưới, làm đá, kem, thực phẩm chín ở tầng trên. Về phần ngăn mát ở vị trí cánh cửa tủ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt, đồ uống. Ngoài ra, phải luôn sắp xếp theo nguyên tắc: đồ tươi sống phía dưới, đồ chín, thực phẩm ăn liền phía trên và rau củ quả trong ngăn riêng biệt.
Chúng ta không nên rút nguồn điện tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động lại tủ lạnh sẽ cần một lượng điện năng khá lớn để duy trì hoạt động. Ngoài ra, không nên cắm chui tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ thiết bị khác. Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện và dọn sạch thực phẩm trong tủ.
Thường xuyên kiểm tra các thực phẩm trong tủ hàng tuần, loại bỏ những thực phẩm cũ đã hết hạn, bị hư hỏng. Vệ sinh tủ 1 lần mỗi tuần nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Ngoài ra, cần lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn làm giảm điện năng.
Như vậy, Điện máy XANH đã mách bạn 10 cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả, bền bỉ và tiết kiệm điện. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 1900 232 461 nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về các mẹo hay trên nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.