Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Chia sẽ những phương pháp, bí kiếp nấu ăn ngon, các mẹo chăm sóc gia đình, dọn dẹp nhà cửa một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, thông tin được chắt lọc từ những chuyên gia hàng đầu

Những lưu ý khi bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai

Biên tập bởi Lê Nguyên Hồng Ân Cập nhật ngày 14/03/2022, lúc 22:14 1.546 lượt xem

Một số phụ nữ khi mang thai thường bị thiếu sắt, trừ những trường hợp nghiêm trọng thì mẹ cần uống bổ sung sắt. Còn lại những bà mẹ mang thai nên lưu ý đến những thực phẩm có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt và duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

1Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất sắt

Để đảm bảo cơ thể có đủ sắt để tạo hồng cầu nuôi dưỡng mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn hằng ngày vì nhu cầu sắt của mẹ lúc này tăng cao hơn bình thường.

Tác dụng của chất sắt là tham gia vào quá trình tạo máu, đồng thời vận chuyển Oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng Hemoglobin trong máu thấp, hay thiếu máu.

Theo trang thông tin điện tử của Trạm Y tế quận Phú Nhuận, mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm từ thịt động vật như: Thịt đỏ, gan gà, hàu, thịt bò,..

Còn đối với thực vật thì: Củ dền, đậu phụ, măng tây, táo, lựu, mơ, dưa hấu, mận, hạt bí đỏ, hạnh nhân, nho khô…

Lưu ý: Thịt động vật có lượng sắt cao và dễ hấp thụ hơn so với thực vật.

Thịt động vật có lượng sắt cao và dễ hấp thụ hơn so với thực vật.

Thực phẩm giàu Vitamin C

Mặc dù cơ thể có đầy đủ chất sắt, nhưng nếu thiếu vitamin C, mẹ bầu vẫn có thể bị thiếu máu.

Cơ thể có thể hấp thụ 2 - 20% lượng sắt từ thực vật, và 15 - 35% từ động vật. Nhưng khi bổ sung Vitamin C cùng lúc với sắt, thì tỷ lệ hấp thụ sắt có thể tăng gấp 6 lần.

Các loại thực phẩm giàu Vitamin C như: Cam, chanh, dâu tây, đu đủ, ớt chuông, bông cải xanh, bưởi, cà chua…

 Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C cùng lúc với thực phẩm giàu sắt

Bổ sung Axit folic

Axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời cũng rất cần thiết cho chế độ ăn của bà bầu bị thiếu máu.

Tương tự sắt, Axit folic cũng tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu. Nên thiếu Axit folic có thể dẫn đến lượng Hemoglobin thấp, hay còn gọi là thiếu máu.

Một số nguồn thực phẩm có nhiều Axit folic như: Rau lá xanh, giá đỗ, đậu khô, mầm lúa mì, đậu phộng, chuối, bông cải xanh, gan gà…

Tham khảo thêm: Axit folic (Vitamin M) là gì? Có trong các loại thực phẩm nào?

Rau lá xanh, giá đỗ, đậu khô, mầm lúa mì, đậu phộng, chuối, bông cải xanh, gan gà… giàu Axit folic

2Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm giàu Canxi

Nếu cơ thể bổ sung Canxi quá 50mg mỗi lần, sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Đặc biệt lưu ý không bổ sung cùng lúc từ 300-600mg Canxi, vì sẽ làm khả năng hấp thu sắt bị ức chế gần như hoàn toàn.

Canxi là điều cần thiết cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung Canxi một cách chừng mực và tránh ăn uống cùng lúc với sắt, để hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt dẫn đến thiếu máu.

Không sử dụng các loại thực phẩm giàu Canxi khi dùng thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm chứa Oxalat

Giống như Canxi, chất Oxalat cũng có thể làm giảm hấp thụ chất sắt.

Ví dụ rõ ràng nhất là rau chân vịt, mặc dù rất giàu sắt nhưng lại chứa Oxalat, nên có thể gây khó khăn cho cơ thể khi hấp thụ lượng sắt trong rau.

Oxalat còn có thể tìm thấy trong củ cải, cải xoăn, trà, socola, rau mùi tây…

Khi mẹ bầu ăn những món có chứa Oxalat, nên kết hợp cùng những thực phẩm giàu Vitamin C để cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Oxalat còn có thể tìm thấy trong củ cải, cải xoăn, trà, sôcôla, rau mùi tây…

Thực phẩm chứa Tannin

Tannin là một loại Polyphenol, có thể gây ức chế mạnh khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Nên để tránh tình trạng này, trong vòng 2 giờ trước và sau khi bổ sung chất sắt, bà bầu cần tránh xa các loại thực uống có chứa Tannin.

Nhóm thực phẩm có chứa tannin như: Trà, cà phê, táo, nước ép các loại quả mọng…

Trong vòng 2 giờ trước và sau khi bổ sung chất sắt, bà bầu cần tránh xa các loại thực uống có chứa Tannin.

Chất sắt là một khoáng chất vô cùng cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Bà bầu khi bổ sung sắt cần theo liều lượng của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong khi mang thai rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, sau bài viết này, hy vọng các mẹ bầu sẽ có được những lựa chọn dinh dưỡng đúng đắn để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé, tránh tình trạng thiếu sắt hay thiếu máu.

Nguồn: Trang thông tin điện tử của Trạm Y tế quận Phú Nhuận

Mua thịt bò các loại tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Bạn có hài lòng với bài viết này không?
Hài lòng 0
Không hài lòng
Từ khóa: bà bầu

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.