Người bị chứng hôi miệng không nên ăn tỏi. Tỏi là gia vị đậm mùi, sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tỏi vẫn tạo ra dư chất gây mùi khó chịu cho người đối diện bạn. Dư chất này có thể thải qua đường hơi thở hoặc tuyến mồ hôi.
Trong tỏi có chứa chất Allicin làm tăng kích thích thành ruột, do đó, người mắc bệnh tả nếu ăn nhiều tỏi có thể dẫn tới bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Những người thị lực yếu hoặc đang mắc các bệnh về mắt nên giảm thiểu tỏi trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt, nếu ăn nhiều tỏi, tình trạng bệnh sẽ thêm nặng hoặc lâu chữa khỏi.
Tương tự như các thực phẩm khác, tỏi cũng có thể gây dị ứng. Triệu chứng dị ứng với tỏi có thể là đầy hơi, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ói nhiều. Khi đó, bạn nên ngừng ăn tỏi và cắt giảm loại gia vị này ra khỏi chế độ ăn.
Tỏi có vị cay, dễ gây kích ứng đối với cơ thể, ăn tỏi nhiều còn dễ dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, bỏng cổ họng. Do đó, người bệnh nặng, cơ thể suy yếu không nên ăn tỏi vì sẽ dễ dẫn đến những tác hại cho sức khỏe
- Không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc quá thường xuyên, chỉ nên dùng tối đa 10 gram/ngày.
- Nếu ăn tỏi khi đói bụng thì có thể bị tiêu chảy vì chất Fructans trong tỏi có thể gây ra khí trong dạ dày.
- Cần chú ý khi kết hợp các thực phẩm với tỏi để tránh dị ứng không mong muốn.
Xem thêm: Những hiểu lầm về tỏi người sành ăn cũng ít biết
Hi vọng với bài viết của chúng tôi, bạn có thể hiểu phần nào những tác hại không mong muốn của tỏi đối với thể chất một số người và cẩn thận hơn trong việc sử dụng gia vị này. Chúc các bạn luôn khỏe đẹp mỗi ngày.
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.