Kính chịu nhiệt thường được sử dụng trong quá trình chế tác mặt trên (có màn hình hiển thị thông số hoặc đồng hồ đo) của cân sức khỏe. Chất liệu này có độ bóng sáng cao, hạn chế trầy xước, chịu nhiệt đến 600 độ C, đặc biệt là có khả năng chịu lực tốt, chống va đập nên khi đứng trên bề mặt cân sức khỏe, bạn sẽ không lo lắng cân bị nứt, vỡ, quá trình làm sạch đơn giản, nhẹ nhàng và duy trì độ mới lâu.
Chất liệu thép không gỉ được dùng để làm cả bề mặt và thân cân sức khỏe nhờ có độ cứng, bền tiêu chuẩn, tính chống ăn mòn, chống oxi hóa rất cao, chịu lực tốt nên có khả năng chịu được trọng tải lớn từ người dùng. Hơn nữa, khi sử dụng thép không gỉ làm cân sức khỏe, người ta thường phủ lên bề mặt lớp sơn tĩnh điện giúp tăng tính thẩm mỹ, tăng tính chống rỉ sét nên yên tâm hơn khi cân tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Bề mặt cân sức khỏe thép không gỉ sáng, dễ làm sạch.
Đây cũng là 1 chất liệu thường gặp trong chế tác cân sức khỏe, dùng phổ biến để tạo bề mặt cân, kính cường lực không bị biến dạng ở nhiệt độ tới 300 độ C, chịu lực gấp 4 - 5 lần các chất liệu kính thông thường (cao hơn cả bề mặt kính chịu nhiệt, thép không gỉ, nhựa) khó nứt vỡ, chịu va đập mạnh. Mức độ bóng loáng của kính cũng rất cao nên việc loại bỏ vết bẩn cũng dễ dàng, thuận tiện.
Có tính cứng cao, không giòn, bền khi tiếp xúc hóa chất/nhiệt độ, cách điện, chống thấm nước, trọng lượng nhẹ nên nhựa ABS được sử dụng rộng rãi để làm bề mặt và thân cân sức khỏe (khi dùng làm bề mặt cân để tăng độ rắn cho thiết bị, thân của cân thường làm từ thép không gỉ). Bề mặt cân được làm từ nhựa ABS không bóng sáng bằng các chất liệu khác nhưng vẫn tiện lau chùi, vệ sinh, cho cân nhẹ hơn, dễ di chuyển hơn.
Có thể thấy rằng để chịu được nhiều mức trọng lượng của người dùng, các hãng sản xuất cân sức khỏe đã sử dụng những chất liệu có độ bền cao, chịu lực tốt. Sau khi tham khảo qua thông tin trên, bạn vừa ý loại chất liệu nào, chọn sản phẩm có chất liệu đó để dùng cân sức khỏe tốt hơn nhé.
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.