Đây có lẽ là trường hợp mà rất nhiều người dùng gặp phải, nhưng đừng lo lắng quá nhé bởi vì tủ lạnh nhà bạn có thể giữ nhiệt 2 - 3 ngày sau khi bị ngắt điện. Việc bạn cần làm là không để hơi lạnh trong tủ thoát ra ngoài bằng cách hạn chế đóng/mở cửa tủ lạnh, không nên cho thêm thực phẩm từ bên ngoài vào vì sẽ làm giảm nhiệt độ của tủ.
Nếu trong tủ chứa những thực phẩm dễ hỏng như thịt, cá… thì bạn nên ưu tiên kiểm tra và nấu chín để đảm bảo an toàn.
Sau khi có điện trở lại, bạn nên lau lại những chỗ nước đọng trong tủ bằng khăn sạch nếu có. Trong trường hợp bạn đã biết trước sẽ cúp điện, thì hãy chuẩn bị bằng cách chỉnh nhiệt độ tủ xuống mức thấp, sắp xếp lại tủ lạnh sao cho gọn gàng và bỏ thêm nhiều chai nước vào tủ để duy trì nhiệt độ trong tủ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tủ lạnh nhà bạn không vào điện, sau đây là 4 nguyên nhân cơ bản:
Phích cắm của tủ lạnh bị lỏng
Nguồn điện không được truyền đến tủ nguyên nhân có lẽ do phích cắm chưa được cắm chặt vào tủ lạnh hoặc đầu phích cắm bị hỏng.
Để xử lý vấn đề này bạn nên thử cắm lại cho khớp vào ổ điện hoặc sử dụng một ổ điện khác cắm chặt hơn. Nếu đã cắm chặt nhưng điện vẫn không cấp cho tủ lạnh thì bạn nên gọi thợ điện đến.
Dây dẫn nguồn điện bị đứt, hở
Trong quá trình sử dụng, dây điện có thể bị hở hoặc đứt do nhiều nguyên nhân khách quan như bị chuột, gián cắn phá.
Để xử lý, đầu tiên bạn cần tìm chỗ bị hở, nếu chỉ bị hở nhẹ bạn chỉ cần dùng băng keo đen quấn chặt chỗ đó. Nếu như bị đứt quá nặng, bạn nên thay dây mới để đảm bảo an toàn.
Nguồn điện không ổn định
Để hoạt động bình thường, tủ lạnh cần một nguồn điện có mức điện áp từ 220V - 240V, nếu dưới mức này, tủ sẽ bị chập chờn, không ổn định và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.
Đối với những nơi mạng điện không đủ ổn định, điện áp yếu, bạn nên trang bị ổn áp phù hợp tủ lạnh nhà mình để nguồn điện luôn ở mức 220V. Bạn nên chọn ổn áp có công suất lớn hơn công suất tiêu thụ của tủ để tránh gây quá tải, hư hỏng động cơ.
Bộ phận linh kiện trong tủ lạnh có vấn đề
Với việc tủ lạnh bị đóng/mở quá nhiều lần liên tiếp hoặc thời gian mở cửa tủ quá lâu sẽ khiến rơ - le cảm biến nhiệt đóng ngắt liên tục. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến các linh kiện bên trong tủ lạnh bị chập điện hoặc cháy.
Tình huống này nếu bạn không có kiến thức về về kỹ thuật thiết bị điện thì hãy nên gọi sự hỗ trợ từ các trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín.
Trường hợp bạn đi xa nhà hơn 2 tuần như về quê hay đi du lịch mà không có người trông coi, bạn nên cân nhắc rút nguồn điện của tủ lạnh.
Trước đó, bạn hãy dọn dẹp tất cả thực phẩm trong tủ, và vệ sinh tủ lạnh thật sạch trước khi đi để tránh tình trạng thức ăn bị hư, gây nấm mốc và mùi hôi khó chịu.
Trước khi vận chuyển tủ lạnh đi xa, bạn cần rút nguồn điện tủ lạnh, lấy hết thực phẩm ra ngoài, và tiến hành xả băng trong thời gian 4 - 6 tiếng. Sau đó, vệ sinh bên trong tủ lạnh và cố định các khay, ngăn tủ bằng băng dính để không bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển.
Tiếp đó, bạn bọc tủ lạnh bằng các thùng carton lót xốp để tủ không bị trầy xước khi di chuyển. Tránh đặt tủ lạnh nằm ngang vì có thể ảnh hưởng đến khí ga và ống dẫn ga, và hãy dùng dây nịt cố định tủ thật chặt. Lúc đến nơi, hãy chờ ít nhất 60 phút trước khi cắm điện cho tủ hoạt động lại.
Trước tiên, bạn cần tháo rời cửa, gỡ ron cửa, và các khay kệ bên trong để tránh trường hợp trẻ em tò mò chui vào và kẹt ở bên trong tủ lạnh.
Bên cạnh đó, tránh để tủ lạnh gần nguồn lửa, không nên để chung với rác thải thông thường, mà hãy mang đến điểm thu gom sản phẩm thải điện, điện tử gần nhất hoặc liên hệ để nhân viên đến mang đi.
Trên đây là các cách xử lý tình huống giúp tủ lạnh luôn hoạt động trơn tru, mượt mà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp một cách sớm nhất nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.