Khi mở cửa tủ lạnh trong một thời gian dài, nhiệt độ bên trong tủ sẽ thoát ra ngoài một lượng lớn. Đồng thời, nhiệt độ bên ngoài sẽ lẫn vào trong tủ, tạo điều kiện sinh sôi cho các vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, điều này còn vô tình tạo điều kiện cho bụi bẩn bên ngoài bám tụ vào bên trong tủ và các thực phẩm có trong tủ.
Nhiều gia đình thường trữ lượng lớn thực phẩm trong ngăn đông của tủ lạnh vì cho rằng đây là nơi trữ an toàn nhất.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá điều này, vì khi thực phẩm bị nhồi nhét thiếu khoa học, không có sự sắp xếp trong ngăn đông sẽ khiến cho hơi lạnh phân bố không đồng đều, gây ra tình trạng thực phẩm bị hư hại từ bên trong mà người dùng rất khó nhận biết.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn sức khỏe, túi nylon thông thường được làm từ các loại nhựa tái chế. Vì thế nó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống, gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì và cadium.
Do đó, người dùng không nên sử dụng túi nylon để gói, bọc thực phẩm trong ngăn đá vì điều này sẽ dẫn đến khả năng nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể. Bạn nên trữ thực phẩm trong các hộp đựng thực phẩm chất liệu nhựa, thủy tinh, silicon.
Nếu người dùng ăn hoặc ngửi thì có thể gây ngộ độc cấp tính, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Chính vì thế, bạn không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.
Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần sắp xếp thực phẩm khoa học và hợp lý. Nếu chỉ bảo quản ít thực phẩm, gia đình từ 2 - 4 thành viên thì bạn nên chọn tủ có dung tích 150 - 400 lít. Bạn có nhu cầu lưu trữ nhiều thực phẩm, gia đình trên 5 người nên chọn tủ từ 400 lít trở lên.
Việc này rất quan trọng vì mỗi loại thực phẩm thích hợp với nhiệt độ bảo quản khác nhau. Bạn không nên để thực phẩm sống và chín cùng với nhau. Đồng thời, bạn hãy sắp xếp trứng ở phần giữa tủ, rau củ quả nên được sắp xếp gọn gàng trong hộp và chọn nhiệt độ phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên bảo quản thực phẩm tươi sống trong hộp kín hoặc túi zip ở kệ dưới cùng của tủ lạnh để ngăn nước từ thịt chảy vào các thực phẩm khác. Thực phẩm thừa chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 - 3 ngày và nấu lại ở nhiệt độ thích hợp trước khi ăn.
Các loại thực phẩm tươi sống cần phải được rửa sạch, để trong các hộp kín trước khi cho vào tủ lạnh. Đối với các loại rau cũ quả nên rửa sạch, để ráo nước, bọc bao lưới, giấy báo và bảo quản từ 0 - 4 độ C.
Đặc biệt với trứng gà, vịt cũng nên rửa sạch vỏ khi để trong tủ lạnh. Bụi bẩn bám trên vỏ trứng có thể khiến vi khuẩn phát triển và lan rộng toàn bộ tủ lạnh. Bạn cũng nên lưu ý không để chung thực phẩm tươi sống gần với thực phẩm đã nấu chín nhé.
Bạn nên dựa vào lượng thực phẩm bảo quản trong tủ để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho các ngăn. Tủ lạnh bảo quản nhiều thực phẩm, bạn chọn nhiệt độ lên mức cao khoảng số 6 hoặc 7, bảo quản trung bình thì bạn chọn 4 hoặc 5, còn bảo quản ít thì điều chỉnh 2 hoặc 3.
Ngăn đông là nơi bảo quản chủ yếu các thực phẩm tươi sống, bạn nên chọn mức nhiệt khoảng -18 độ C để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ được lâu hơn. Từ 0 - 4 độ C là mức nhiệt độ phù hợp cho ngăn mát.
Bạn nên vệ sinh thân tủ lạnh thường xuyên, dùng khăn bông lau sạch bụi bẩn. Rác và bụi trong khu vực xung quanh tủ cũng nên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Bên trong tủ lạnh, bạn có thể tổng vệ sinh 3 - 6 tháng/lần, vứt bỏ các loại thực phẩm lâu ngày, quá hạn sử dụng và có dấu hiệu hư hỏng.
Như vậy, Điện máy XANH đã bật mí cho các bạn mẹo sử dụng tủ lạnh giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 1900 232 461 nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về các mẹo hay trên nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.