5 đặc điểm của nhiệt kế y tế đó là gì? Đó là thắc mắc của nhiều người khi chưa từng dùng nhiệt kế y tế bao giờ. Đến khi dùng thì lại không biết các thông số trên các nhiệt kế này có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu bên dưới nhé!
1Nhiệt kế y tế là gì? Có những loại nào? Dùng để đo gì?
Nhiệt kế y tế là thiết bị y khoa không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, là một loại dụng cụ có thể đo nhiệt độ, nhiệt độ gradient. Nhiệt kế không chỉ đo thân nhiệt của con người ma còn có khả năng đo nhiệt độ các loại chất rắn,lỏng,khí…
Thông thường mỗi chiếc nhiệt kế được tạo thành từ 2 yếu tố đó chính là cảm biến nhiệt độ và môi trường cho phép chuyển đổi vật lý thành một số đọc cho người dùng cuối.
Có các loại như: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế cảm biến nhiệt,...
Nhiệt kế thủy ngân: Loại nhiệt kế này được dùng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám.
Nhiệt kế này có phần cảm nhận và phần thước đo cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, thời gian đo lâu, không đo được nhiều bộ phận, dễ bị vỡ và gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu bị dính thủy ngân.
Nhiệt kế hoạt động theo cơ chế cảm biến nhiệt: Loại này dựa trên việc tác động của nhiệt độ vật đo với cảm biến điện tử rất nhạy bén, chỉ cần hướng máy đo về vị trí đo, sau đó nhấn nút và nhận kết quả chỉ sau vài giây sử dụng.
Nhiệt kế y tế cảm biến nhiệt để đo thân nhiệt và được sử dụng tại một số vị trí đo như sau:
Đo hậu môn: sử dụng nhiệt kế đo tại hậu môn sẽ cho ra kết quả đáng tin cậy nhất, chỉ số dao động kết quả cũng không có sự chênh lệch quá lớn.
Đo ở tai: Nhiệt kế thường đo nhiệt độ màng nhĩ với bộ cảm biến hồng ngoại, bạn chỉ cần đặt nhiệt kế vào tai và thu được kết quả nhanh chóng. Nhiệt kế y tế điện tử đo tai sử dụng tin cậy cho gia đình có trẻ nhỏ.
Nhiệt kế điện tử đo trán Microlife FR1MF1 với cảm biến hồng ngoại từ xa
Đo ở trán: Đo ở trán tạo ra sự thoải mái do ít xâm lấn và tiếp xúc với cơ thể. Chỉ cần đặt nhiệt kế điện tử đo trán hướng về trán người bệnh, bộ cảm biến hồng ngoại sẽ giúp phát hiện nhiệt độ một cách nhanh chóng và chính xác.
2Cấu tạo của nhiệt kế y tế
Để tiết kiệm chi phí nhất, trong y tế người ta sử dụng chủ yếu phổ biến là nhiệt kế y tế thủy ngân.
Nhiệt kế y tế cấu tạo gồm 3 phần: cảm nhiệt độ, ống mao dẫn, phần hiển thị kết quả,...
- Phần cảm nhận nhiệt độ: Là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng nhận nhiệt từ môi trường cần đo, và dưới tác động của nguyên lý dãn nở của vật chất (cụ thể ở đây là thủy ngân), tùy mức nhiệt độ mà sự dãn nở của thủy ngân khác nhau, theo đó có thể đo nhiệt độ môi trường được
- Ống mao dẫn: là cột dẫn thủy ngân dãn nở khi tiếp xúc với môi trường từ đó đo được nhiệt độ của môi trường
- Phần hiển thị kết quả là các vạch số, dựa theo nguyên tắc dãn nở của thủy ngân mà từng độ cao của ống mao dẫn người ta vạch ra những mức nhiệt độ tương ứng.
3Tìm hiểu về 5 đặc điểm, thông số trên nhiệt kế y tế
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35 độ C. Nếu dưới 35 độ C gọi là hạ thân nhiệt, điều này xuất hiện khi lượng nhiệt cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sinh ra, khả năng kiểm soát thân nhiệt của cũng cơ thể bị rối loạn.
Biểu hiện và sự nghiêm trọng của hạ thân nhiệt cũng dựa vào các mức độ cụ thể như sau:- Từ 35 - 34 độ C: Hạ thân nhiệt nhẹ;
- 34 - 32 độ C: Hạ thân nhiệt trung bình;
- 32 - 25 độ C: Hạ thân nhiệt nặng;
- Dưới 25 độ C: Hạ thân nhiệt nguy kịch.
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42 độ C
- Giới hạn đo: 35 độ C đến 42 độ C
- Độ chia nhỏ nhất: 0,1 độ C
- Nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37 độ C (nhiệt độ trung bình của cơ thể).
Nếu trên nhiệt độ trung bình thì là sốt, điều này là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Cụ thể khi sốt, nhiệt độ trên 38 độ C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, trên 37,5 độ C khi đo ở nách. Cần hạ sốt cho cơ thể, nếu không hết cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Hi vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc sử dụng nhiệt kế ngay tại nhà, cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe chính xác nhất!