Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Chia sẽ những phương pháp, bí kiếp nấu ăn ngon, các mẹo chăm sóc gia đình, dọn dẹp nhà cửa một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, thông tin được chắt lọc từ những chuyên gia hàng đầu

DHA là gì? Vai trò DHA đối với sức khỏe mẹ và bé?

Biên tập bởi Trần Thị Thanh Thuý Cập nhật ngày 15/09/2021, lúc 00:00 17.942 lượt xem

DHA là gì? Có tác dụng gì với sức khoẻ? Cùng tìm hiểu chi tiết về DHA trong bài viết dưới đây nhé.

DHA là chất đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, mà còn góp phần phòng chống các bệnh về tim mạch ở người lớn. Cùng mình tìm hiểu về DHA để hiểu rõ hơn về chất này, những tác dụng cũng như nguồn thực phẩm cung cấp DHA và các lưu ý khi bổ sung DHA cho cơ thể.

1DHA là gì?

DHA là gì

DHA được viết tắt từ Docosa Hexaenoic Acid thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA có chức năng phòng ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư, phát triển não bộ và thị giác ở trẻ. Chất này có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu cá, óc chó, dầu ô liu, sữa mẹ, sữa công thức,...

2Công dụng của DHA với sức khoẻ

DHA là gì?

Đối với người lớn

- DHA có vai trò bảo vệ và phòng chống các bệnh về tim mạch, giúp làm giảm trigyceride máu và cholesterol xấu ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

- Ngoài ra, DHA còn ngăn ngừa và ức chế các tế bào có hại, tế bào ung thư.

- DHA còn giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường trí thông minh.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Tác dụng của DHA với mẹ bầu

Theo Sở Y tế Hà Nội, DHA hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi từ lúc còn trong bụng mẹ. DHA từ cơ thể mẹ sẽ tích luỹ cho sự phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ có chỉ số IQ, khả năng tập trung và thị lực tốt hơn.

- DHA còn làm giảm khả năng sinh non, ngăn ngừa tiền sản giật, chứng trầm cảm sau sinh.

Đối với trẻ em

Tác dụng của DHA với trẻ em

- DHA chiếm tỷ lệ cao trong não bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh, khả năng tập trung, ghi nhớ của trẻ.

- DHA đóng vai trò rất quan trọng đối với mắt, đặc biệt là sự phát triển thị giác của trẻ nhỏ.

- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 24 tháng đầu để bổ sung DHA rất cần thiết. Vì cơ thể của trẻ chưa thể tự tổng hợp được DHA từ các nguồn khác.

3DHA có trong thực phẩm nào?

Thực phẩm nào có DHA

- Nguồn thực phẩm tự nhiên dồi dào DHA là cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu

- Dầu cá, thuỷ sản, hạt óc chó, dầu ô liu… cũng chứa nhiều DHA.

- Bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức là nguồn bổ sung DHA rất tốt cho trẻ nhỏ. Ngoài DHA, sữa công thức còn cung cấp thêm ARA – một axit béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Xem thêm: Hoạt chất AA hay ARA là gì?

4Cách bổ sung DHA cho cơ thể

Bổ sung DHA cho trẻ

Đối với trẻ em, cách tốt nhất để bổ sung DHA đó là thông qua thực phẩm. Các thực phẩm giàu DHA như dầu cá, cá, các loại thủy sản.

DHA cũng có nhiều trong các loại dầu thực vật, dầu dừa, dầu olive... vì thế nên cho trẻ sử dụng các loại dầu này để bổ sung DHA tự nhiên.

Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều các sản phẩm dạng thực phẩm chức năng giúp bổ sung DHA cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này nhé.

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Phụ nữa mang thai cần bổ sung DHA trong suốt thời gian thai kì, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kì để em bé phát triển hệ thần kinh và mạch máu tốt nhất.

Mẹ bầu bổ sung DHA cho thai nhi thông qua việc ăn các thực phẩm giàu DHA, sữa bột cho bà bầu, hay thực phẩm chức năng (cần tham vấn ý kiến bác sĩ)

5Những điều cần biết khi bổ sung DHA

DHA là gì?

- Bổ sung DHA từ cá nên tránh các loài cá có chứa nhiều thuỷ ngân. Nên chọn các loại như: cá thu nhỏ, cá hồi, cá chép… Theo Sở Y tế Hà Nội, phụ nữ có thai cần đặc biệt lưu ý điều này, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

- Chưa có nghiên cứu nào cho thấy, bổ sung DHA quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Phụ nữ mang thai cần khoảng 200 mg DHA/ngày. Trẻ từ 0 -12 tháng tuổi cần 17 mg/ngày và trẻ từ 1 – 6 tuổi cần 75 mg/ngày tùy theo cân nặng.

6Thiếu DHA cơ thể sẽ ảnh hưởng thế nào?

- DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 thiết yếu của cơ thể, do vậy nếu thiếu omega 3 sẽ dẫn đến rất nhiều các nguy cơ bệnh tật và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ thể con người.

- Đối với phụ nữ mang thai, việc thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như trầm cảm sau sinh và các vấn đề về xương, mãn kinh.

- Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt DHA sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, đồng thời cũng làm hạn chế mức độ thông minh và phát triển não bộ của trẻ.

DHA đóng vai trò quan trọng đối với con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, lựa chọn nguồn thực phẩm để cung cấp DHA là điều mà các mẹ rất quan tâm. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu DHA là gì? Tác dụng của DHA với sức khoẻ, nhất là đối với trẻ em.

Nguồn: Theo Sở Y Tế Hà Nội

Có thể bạn quan tâm:

Mua sữa công thức bổ sung DHA cho trẻ:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bạn có hài lòng với bài viết này không?
Hài lòng 0
Không hài lòng
Từ khóa: khoáng chất

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.