Khi mua máy về, bộ sản phẩm bao gồm:
- Máy xông
- 1 Ống dẫn khí
- 2 Mặt nạ
- 1 Bình chứa dung dịch
- 1 Nắp bình chứa dung dịch
- 1 Ống xông bằng miệng
- 1 Ống xông bằng mũi
- 1 Dây đeo mặt nạ
1- Lắp bình chứa dung dịch.
2- Lắp ống dẫn khí với bình chứa dung dịch.
3- Lắp ống dẫn khí với máy xông.
4- Lắp đầu ống xông hoặc mặt nạ vào bình chứa dung dịch.
Bước 1: Dùng nắp bình chứa lắp vào bình chứa dung dịch. Xoay từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ sao cho vị trí của khớp khóa đúng vào rãnh để cố định chúng với nhau.
Bước 2: Dùng 1 đầu ống dẫn khí sau đó lắp thẳng vào đầu dưới của bình dẫn khí.
Lưu ý: Bạn cần phải siết chặt lại với nhau để tránh bị thoát khí khi sử dụng.
Bước 3: Lắp đầu còn lại của ống dẫn khí vào máy.
Lưu ý: Bạn cần phải siết chặt lại với nhau để tránh bị thoát khí khi sử dụng.
Bước 4: Lắp mặt nạ hoặc ống xông thích hợp vào đầu còn lại của bình chứa dung dịch.
- Lắp mặt nạ để có thể xông bằng mũi và miệng.
- Lắp đầu xông bằng miệng có dạng ống dẹp vào đầu bình chứa dung dịch.
- Lắp đầu xông bằng mũi vào đầu bình chứa dung dịch.
Bước 1: Đặt máy tại vị trí chắc chắn, bằng phẳng, cắm vào nguồn điện xoay chiều tại nhà (220 V).
Bước 2: Vệ sinh bàn tay sạch sẽ sau đó cho thuốc, dung dịch vào bình chứa dung dịch.
Lưu ý: Lượng dung dịch tối thiểu phải lớn hơn 2,5 ml. Trường hợp dung dịch thuốc ít hơn 2.5 ml thì có thể thêm nước muối sinh lý vào cho đủ.
Bước 3: Đậy chặt nắp bình chứa dung dịch. Sau đó chọn loại ống xông hoặc mặt nạ phù hợp với nhu cầu để lắp vào đầu còn lại của bình chứa dung dịch.
Bước 4:
- Mang mặt nạ xong khí vào với tư thế ngồi thẳng giúp phổi co giãn, hấp thụ được nhiều thuốc nhất.
- Đối với trường hợp trẻ em, trẻ sơ sinh nên bế bé ở tư thế ngồi thẳng và sử dụng ống xông bằng miệng để có thể hấp thụ được thuốc vào phổi dễ dàng hơn.
Bước 5: Bật công tắc để máy hoạt động.
Để thay đổi tốc độ tăng/giảm của hơi thuốc phun ra, bạn có thể xoay phần trên của nắp đậy bình chứa.
Lưu ý:
- Trong quá trình sử dụng, có thể thuốc trong bình chứa dung dịch bám vào thành bình do đó bạn có thể lắc nhẹ cho thuốc rơi xuống.
- Dùng liên tục tối đa trong khoảng từ 15 - 30 phút.
- Sử dụng thuốc để xông khí dung theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc để xông, xông quá liều vì dùng sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như hồi hộp, run tay, lo lắng, đau ngực, tăng huyết áp, co thắt phế quản,...
- Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của máy và pha thuốc đúng cách để tránh trường hợp hạt khí phun ra có kích thước không đủ độ tơi, mịn giúp giảm hiểu quả cho việc thẩm thấu vào phổi, thành họng.
- Trong quá trình sử dụng nếu cảm thấy triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau đầu thì nên dừng lại khoảng 5 phút. Sau đó thực hiện lại với nhịp thở chậm và đều hơn. Trường hợp vẫn tái diễn thì nên dừng hẳn để xin ý kiến của bác sĩ.
- Phải vệ sinh các dụng cụ trước và sau khi sử dụng bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và bảo quản nơi khô ráo.
- Không lạm dụng tinh dầu để xông bừa bãi, thường xuyên vì có thể gây nghiện, giảm khứu giác người dùng trong thời gian dài.
- Thay tấm lọc của máy nén khí thường xuyên (6 tháng 1 lần) để đảm bảo an toàn, không bị bụi bẩn.
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.