Quạt gió tủ lạnh là một bộ phận giúp điều hòa khí lạnh đi khắp nơi trong tủ lạnh, nhiệm vụ chính của quạt gió tủ lạnh là đưa luồng không khí lạnh từ ngăn đá đến ngăn mát của tủ lạnh, giúp cho tủ lạnh giữ cho đồ ăn ngon hơn trong quá trình bảo quản thực phẩm.
Quạt gió thông thường được đặt ở ngăn đá và được bảo vệ bởi một lớp màn nhựa. Đôi khi chúng ta thấy tủ lạnh không lạnh hoặc kém lạnh nguyên nhân chính là do một số lỗi của quạt gió tủ lạnh.
Cảm biến tủ lạnh hay còn gọi là Sensor là một linh kiện vô cùng quan trọng không thể thiếu trong tủ lạnh. Chức năng của cảm biến nhiệt độ tủ lạnh là cảm nhận nhiệt độ tủ đã đủ lạnh hay chưa, sau đó thông báo về cho vi xử lý biết thời điểm chạy lạnh và thời điểm nghỉ của tủ.
Thông thường, mỗi tủ lạnh có ít nhất 2 cảm biến để cảm nhận độ lạnh ở dàn lạnh và 1 cái còn lại để cảm nhận độ lạnh trong ngăn đá hoặc ngăn lạnh của tủ. Đối với một số tủ lạnh có kích cỡ lớn hơn sẽ có nhiều cảm biến hơn và mỗi cảm biến sẽ có từng nhiệm vụ khác nhau.
Nếu như tủ lạnh bị hư thì cảm biến chu trình của tủ lạnh sẽ chạy sai và không thể làm đá được.
Sensor dạng cầu chì được đặt trên ngăn đá, chức năng chính của bộ phận này là cảm ứng nhiệt độ của tủ lạnh để bảo vệ không cho bộ phận xả đá hoạt động quá lâu dẫn tới nóng và phát sinh hư hỏng trong tủ.
Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ bị ngưng hoạt động sẽ dẫn đến việc tủ lạnh bị đông tuyết, gây hư hỏng các bộ phận bên trong.
Timer hẹn giờ của tủ lạnh thường nằm trong ngăn rau quả hoặc nằm sau lưng của tủ lạnh trong phần hộp điện kế bên block tùy theo mẫu thiết kế của các dòng tủ lạnh.
Nhiệm vụ chính của Timer hẹn giờ là chạy theo chu trình từ 8 đến 12 tiếng để chuyển qua mạch ngắt block và bắt đầu chuyển sang chế độ xả đá.
Rơ - le khởi động máy nén còn được gọi là tụ đề tủ lạnh, nó dùng để khởi động tủ lạnh hoạt động.
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tăng khởi động mô-men cho tủ lạnh trong khoảng một thời gian ngắn, đồng thời cho phép tủ lạnh có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng.
Hiện nay, tủ lạnh chủ yếu sử dụng 2 loại rơ-le khởi động phổ biến đó là rơ-le khởi động dòng điện và rơ-le khởi động bán dẫn.
Vị trí của bộ cảm ứng nhiệt độ được đặt ở trên hoặc dưới ngăn đá, chức năng của bộ cảm ứng nhiệt độ là ngắt bộ phận giải nhiệt cho gas khi bị nén ở áp lực cao (Compressor) nếu đã có nhiệt độ đủ yêu cầu.
Bộ cảm ứng nhiệt độ còn có một núm xoay để điều chỉnh mức độ lạnh thấp, trung bình, cao theo con số từ 1 đến 9 hoặc có chữ Low - Medium - High Cool tùy vào các dòng tủ lạnh.
Trên đây là bài viết về khái niệm và chức năng của các phụ kiện trong tủ lạnh, chúc mọi người có thêm được nhiều điều thú vị về tủ lạnh nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.