Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Phanh, thắng xe có bao nhiêu loại? Ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Biên tập bởi Nhựt Tân Cập nhật ngày 26/07/2021, lúc 11:44 2.209 lượt xem

Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe đạp, nó giúp người dùng an toàn trong mỗi chuyến đi. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin từng loại phanh và ưu nhược điểm như thế nào là hết sức cần thiết. Hãy cùng Điện Máy XANH tham thảo bài viết sau nhé!

1Phanh xe là gì?

Các loại thắng, phanh xe bao gồm phanh đĩa, phanh đùm, phanh vành

Phanh xe là một thiết bị cơ học làm giảm chuyển động, gọi cách khác là hãm hoặc bộ phận giảm tốc cho xe. Vì vậy hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe khi di chuyển. Để hiểu rõ hơn về phanh chúng ta sẽ đi tiếp phần phân loại các loại phanh.

2Phân loại các loại phanh/thắng  

Hiện nay trên hầu hết các dòng xe được trang bị 3 loại phanh phổ biến: phanh đĩa, phanh đùm (phanh tang trống) và phanh vành. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của các loại phanh xe. 

Phanh đĩa

Cấu tạo:

Phanh đĩa gồm một đĩa bằng kim loại gắn chặt vào trung tâm bánh xe và có thể xoay với bánh xe trên trục cố định, bên cạnh đó còn có những con heo dầu. Khi bạn bóp phanh hoặc đạp phanh thì thủy lực sẽ ép bố chặt vào đĩa, tạo ra lực ma sát khiến bánh xe dừng lại. 

Phanh đĩa thường gặp nhất đối với xe đạp leo núi và cũng được thấy trên xe đạp thườngxe đạp gấp.

Một chiếc xe đạp địa hình có dùng phanh đĩa

Nguyên lý hoạt động: 

Lực tác dụng lên đĩa phanh tạo momen xoắn ngược lại với chiều xoay của bánh để giảm tốc, vì là khoảng cách đến trục nhỏ nên cần 1 lực phanh phải lớn hơn phanh vành nhiều. Phanh đĩa có thể kích hoạt bằng cáp, bằng máy hoặc bằng thủy lực. Mỗi loại có một điểm mạnh riêng nên sau khi phân tích ưu nhược điểm của phanh đĩa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phanh đĩa cơ và phanh đĩa thủy lực khác nhau như thế nào. 

Cận cảnh phanh đĩa được gắn vào trung tâm bánh xe

Ưu điểm:

Khác với các loại phanh khác, phanh đĩa có trọng lượng thấp, hiệu quả phanh tốt. Đĩa phanh được tiếp xúc với không khí, tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra phanh còn có khả năng thoát nước tốt dễ dàng bảo dưỡng và thay thế. 

Nhược điểm:

Phanh đĩa được làm bằng kim loại, có độ chính xác cao cấp hơn nên việc bảo dưỡng, thay thế cũng có giá thành cao hơn. Do đĩa phanh được đặt ở ngoài nên việc dính bùn, đất có thể dẫn đến tình trạng mất phanh gây nguy hiểm. 

Phân loại:

Phanh đĩa cơ:

Ưu điểm của dòng phanh đĩa cơ này là không làm nóng rìa, chạy tốt trên khi mặt vành cong nứt, không bị ảnh hưởng bởi bùn, nước như là phanh niềng. Khi đứt cáp có thể mua cáp tự thay, chi phí rẻ hơn so với phanh thủy lực. Ngoài ra, phanh đĩa cơ có thể tự cắt dây thắng dài - ngắn sao cho phù hợp với khung sườn. 

Cận cảnh phanh đĩa cơ

Phanh đĩa dầu (thủy lực)

Ưu điểm của phanh dầu phần lớn giống phanh đĩa cơ nhưng phanh dầu mạnh hơn phanh cơ, có độ hiệu quả cao, êm ái hơn khi đi. Tất nhiên giá thành phanh dầu cũng đắt hơn phanh cơ khoảng 1 triệu. Phanh thủy lực thường hoạt động êm hơn, bóp cảm giác nhẹ mà không bị bó cứng.

Cận cảnh phanh đĩa dầu (thủy lực)

Phanh vành (niềng)

Cận cảnh phanh vành (niềng)

Phanh vành hay còn được gọi là phanh niềng, hoạt động dựa trên cơ chế ma sát vành bánh xe khi đang quay từ đó làm giảm tốc độ của bánh xe và làm xe chậm lại. Má phanh thường được làm bằng chất liệu cao su, nhựa, nút chai và được chụp bằng miếng kim loại. Phanh vành thường được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái và thường được dùng cho xe đạp đuaxe đạp thành phố

Phanh vành khi được gắn vào xe đạp

Ưu điểm: 

  • Phanh vành không cần dùng quá nhiều lực do khoảng cách từ trục lớn nên cho momen lớn.
  • Do cấu tạo cơ khí hoạt động đơn giản nên phần lớn phanh vành khá gọn nhẹ, dễ bảo trì. 

Nhược điểm:

  • Vành nhôm bánh xe thường bị bào mòn bởi lực ma sát của phanh tác động nên, bánh xe vì thế cũng yếu đi.
  • Nếu xe bị cong vành, khi di chuyển dưới mưa, lực phanh tác dụng lên sẽ không đồng đều gây ra hiện tượng giật phanh, trơn trượt bánh xe, dễ dàng té ngã. 
  • Phanh đòi hỏi phải được bảo trì thường xuyên vì nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho miếng phanh bị bào mòn. Việc thay thế miếng phanh kịp thời sẽ giúp người dùng an toàn hơn trong mỗi chuyến đi.

Phanh đùm (phanh tang trống)

Phanh vành khi được gắn vào xe đạp

Phanh đùm có cấu tạo chính gồm trống phanh và má phanh. Trống phanh là một hộp rỗng ốp bên ngoài, gắn liền với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong và tiếp xúc trực tiếp và trống phanh để tăng ma sát là giảm tốc độ của xe.

Ưu điểm: Phanh tang trống có thiết kế đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng, chăm sóc và thay thế hệ thống phanh. 

Nhược điểm: Do được thiết kế kín, nên phanh đùm không thể tản nhiệt và thoát hơi, việc này làm cho má phanh và trống phanh nóng lên, giãn nở làm giảm độ ma sát. Vì lý do này, khiến cho hiệu suất phanh kém hơn khi đổ đèo hoặc phanh gấp, để đảm bảo độ an toàn người nên dừng xe đạp lại sau khi đã đổ đèo được một thời gian, khi hệ thống phanh đã nguội bớt thì hãy tiếp tục đi.

Trên đây là bài giới thiệu các loại phanh thường có ở xe đạp mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Mong rằng từ thông tin của bài viết, bạn sẽ lựa chọn cho mình sản phẩm xe đạp phù hợp với nhu cầu.

Bạn có hài lòng với bài viết này không?
Hài lòng 0
Không hài lòng

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.