Xem ngay mũ bảo hiểm đang giảm giá SỐC
Thường thì không có độ tuổi cố định để cho các bé tập xe đạp mà sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thể chất cũng như sự phát triển về cơ thể của bé, hoặc là khi ba mẹ cảm thấy có thể dạy con tập xe đạp một cách dễ dàng nhất.
Có ba mốc mà ba mẹ có thể cân đối và lựa chọn để giúp các bé làm quen cũng như tập đi dần với xe đạp, cụ thể như sau:
Đây là độ tuổi mà gần như các bé đều sẵn sàng làm quen cũng như trải nghiệm với mọi thứ. Mặc dù độ tuổi này các bé chưa đủ phát triển để có thể làm chủ một chiếc xe nhưng ba mẹ cũng có thể cho bé làm quen dần với xe thăng bằng để quen với động tác giữ thăng bằng.
Ở độ tuổi này, các bé đã quen dần với việc giữ thăng bằng cũng như quen thuộc với chiếc xe, bố mẹ có thể cho con điều khiển thử với xe 3 bánh để bé có thể làm quen với những chuyển động khác của bàn chân khi điều khiển xe.
Các bé độ tuổi này đã đủ khả năng và sức khỏe giữ thăng bằng và có thể tự điều khiển 1 chiếc xe đạp 2 bánh. Tuy nhiên, để an toàn tránh trường hợp trẻ sẽ bị phân tâm nên khi sử dụng xe vẫn nên có sự giám sát của ba mẹ.
Trước khi cho con tập xe, các bạn cần giúp con làm quen với chiếc xe và sử dụng các bộ phận một cách thành thạo. Ngoài ra, cần điều chỉnh yên xe, tay lái xe có chiều cao phù hợp để giúp con dễ dàng cầm nắm và thật thoải mái khi điều khiển.
Bên cạnh đó, việc chú ý giúp con giữ thăng bằng và làm chủ được chiếc xe gần như trở thành yếu tố quan trọng nhất khi tập xe. Hãy giúp bé tự tin hơn khi tập giữ thăng bằng qua việc giữ lấy vai hoặc phần lưng của bé trong suốt quá trình tập luyện để giúp bé ngồi trên xe vững hơn.
Trước khi để bé tập xe đạp, bố mẹ nên chọn một khu vực bằng phẳng như đồng cỏ, khuôn viên sân nhà hay tại công viên. Những nơi này vừa tạo sự thích thú cho trẻ, vừa có ít chướng ngại vật và phương tiện giao thông, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.
Bạn nên chọn xe đạp phù hợp với chiều cao cơ thể của bé. Như thế khi tập luyện, bé sẽ có cảm giác thoải mái hơn. Việc chọn xe đạp quá cao sẽ khiến bé khó giữ thăng bằng hoặc xe đạp quá thấp sẽ gây mỏi chân của bé.
Khi chọn mua xe đạp, bố mẹ nên nhờ người tư vấn loại xe phù hợp với chiều cao của con. Tùy vào thương hiệu mà xe sẽ có kích thước khác nhau, tuy nhiên chúng sẽ không quá chênh lệch. Bố mẹ có thể tham khảo gợi ý kích thước xe sau đây để lựa chọn loại xe phù hợp nhất:
Độ tuổi | Kích thước bánh xe (inch) |
---|---|
Khoảng 2 - 5 tuổi | 12 |
Khoảng 3 - 5 tuổi | 14 |
Khoảng 5 - 7 tuổi | 16 |
Khoảng 7 - 9 tuổi | 20 |
Khoảng 9 - 11 tuổi | 24 |
Trên 11 tuổi | 26 |
Điều chỉnh yên xe đạp phù hợp với chiều cao của bé, để khi tập luyện bé có thể duỗi chân thẳng và đặt chân tới mặt đất. Đồng thời, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển, hạn chế các tình trạng như mỏi tay, mỏi chân hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến xương sống.
Nón bảo hiểm là phụ kiện cần thiết cho bé khi tập đi xe. Phụ huynh nên chọn một chiếc nón phù hợp với đầu của bé, không quá lớn hay quá nhỏ. Vành trước của nón đến lông mày của bé, không được rộng hơn hai ngón tay.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể trang bị thêm găng tay hoặc tấm bảo vệ đầu gối và khuỷu tay để giúp ngăn chặn trầy xước khi bé té ngã.
Bố mẹ nên trang bị thêm bộ đèn trước sau cho xe đạp. Đèn xe sẽ giúp chiếu sáng đường khi trời tối, đồng thời còn giúp bé xác định phương hướng trong quá trình di chuyển, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ba mẹ nên chú ý điều chỉnh yên xe sao cho phù hợp nhất với chiều cao của con, đồng thời luôn hỗ trợ giữ xe giúp con giữ thăng bằng trên xe bằng cách nắm giữ thật chắc lấy phần yên xe phía sau hoặc đỡ lấy người bé.
Trong lúc này bố mẹ phải luôn nhắc nhở con dành sự tập trung và luôn luôn quan sát đường đi phía trước. Hướng dẫn bé dùng 2 chân đẩy về phía trước để bé quen hơn với xe.
Trẻ con thường bị phân tâm cũng như mất tập trung vì các yếu tố xung quanh ảnh hưởng, điều này sẽ dễ gây nguy hiểm cho bé trong quá trình di chuyển.
Do đó, bố mẹ cần luôn sát sao quá trình bé tập luyện và nhắc nhở bé quan sát về phía trước để tránh các chướng ngại vật nếu cần thiết. Trong lúc này, ba mẹ luôn theo sau hoặc bên cạnh bé để bé cảm thấy yên tâm hơn khi tập luyện.
Khi bé đã có thể giữ thăng bằng được trên xe thì bố mẹ có thể bắt đầu cho con làm quen với bàn đạp cũng như các động tác di chuyển bằng bàn đạp.
Ba mẹ cần hỗ trợ để xoay bàn đạp về góc 90 độ hoặc phù hợp với chân bé. Sau đó, lần lượt hướng dẫn con đặt chân lên bàn đạp, tiếp theo là khích lệ bé đạp nhẹ nhàng để bắt đầu di chuyển về phía trước.
Lúc này, ba mẹ vẫn nên duy trì việc giữ nhẹ ở phía sau đuôi xe để giúp con yên tâm hơn.
Bố mẹ hướng dẫn bé sử dụng chân thuận để tạo đà đạp về phía trước đồng thời nhắc bé sử dụng chân kia để đạp tiếp nối cũng như lặp đi lặp lại hành động này để có thể di chuyển xe tiến lên phía trước.
Trong suốt thời gian này, bố mẹ vẫn nên đứng sau giữ bé và có thể tạo lực đẩy nhẹ để xe tiến về phía trước. Đồng thời luôn nhắc nhở bé điều khiển tay lái thẳng và mắt luôn hướng nhìn về phía trước.
Khi đã thuần thục các động tác di chuyển thì ba mẹ cần dạy thêm cho con cách dừng xe cũng như xoay tay lái để giúp xe đứng nguyên tại chỗ.
Ba mẹ nên hướng dẫn bé bóp thắng từ từ cho đến khi xe dừng hẳn, sau đó xoay tay lái để tránh việc dừng xe đột ngột dẫn đến tai nạn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách giải quyết tình huống như khi thấy chướng ngại vật từ xa cần giảm tốc độ và phanh thắng từ từ.
Đối với đoạn đường dốc, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách phanh xe an toàn, giảm tốc độ, ngừng đạp xe để tránh tình trạng phanh gấp sẽ gây tai nạn, hoặc nguy hiểm hơn là sẽ bị té ngã khi đạp xe.
Tập xe đạp là hoạt động mà các bố mẹ cần sự kiên nhẫn mỗi khi tập cho con. Tuy đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi buổi tập cho bé nhưng bố mẹ vẫn cần quan tâm đến những lưu ý sau đây.
Trên đây là các bước hướng dẫn về cách tập đi xe đạp cho bé an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình dạy bé.
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.