Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Hướng dẫn trượt patin cho trẻ cơ bản nhất. Những lưu ý khi cho trẻ trượt patin

Biên tập bởi Nguyễn Ngân Cập nhật ngày 09/11/2021, lúc 17:30 1.245 lượt xem

Trượt patin là một trong những môn thể thao được rất nhiều các bậc phụ huynh lựa chọn để giúp trẻ phát triển cơ thể toàn diện. Tuy nhiên, để trẻ có thể chơi thành thạo và an toàn thì phụ huynh cần phải hướng dẫn các bé thật kỹ. Dưới đây là bài viết hướng dẫn trượt patin cho trẻ em cơ bản nhất, các ba mẹ có thể tham khảo để dạy lại cho các bé nhà mình nhé.

1Hướng dẫn trượt patin cho trẻ em

Làm quen với giày và giữ thăng bằng

Việc đầu tiên mà các bậc phu huynh cần phải làm đó chính là giúp bé làm quen với giày trước khi cho bé tập trượt. Giày trượt patin có thiết kế phần bánh xe dưới đế giày để di chuyển, các bé cần làm quen và nắm được nguyên lý của giày để có thể chinh phục được nó một cách an toàn.

Sau khi đã làm quen với giày trượt, ba mẹ sẽ giúp bé tập giữ thăng bằng tại chỗ khi đứng trên giày.

  • Bước 1: Hai mũi chân bé hướng hình chữ V, gót chân chạm vào nhau để tạo tư thế vững chắc.
  • Bước 2: Người hơi khom xuống và hai tay đặt ở hai gối.
Làm quen với giày và giữ thăng bằng

Hãy cho bé đứng ở tư thế này từ 5 đến 10 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần để bé có thể làm quen với việc giữ thăng bằng khi đứng trên giày trượt.

Cách đứng lên, ngồi xuống với giày patin

Khi đã giúp các bé giữ được thăng bằng thì ba mẹ sẽ hướng dẫn cho bé cách đứng lên và ngồi xuống với giày patin. Dưới đây là các bước hướng dẫn bé từ tư thế ngồi chuyển sang đứng:

  • Bước 1: Cho bé khuỵu hai gối, sau đó hai tay đặt xuống đất và nằm giữa hai gối, mở gối rộng hơn vai.
  • Bước 2: Từ từ nhấc chân phải lên và đặt vuông gốc với mặt đất sao cho các bánh xe của giày trượt được chạm đất. Ba mẹ hãy chỉnh cho phần mũi chân của bé hướng ra ngoài và phần gót xoay vào trong.
  • Bước 3: Tiếp theo, bé sẽ nhấc chân trái lên tương tự như chân phải. Lúc này, bé sẽ trong tư thế ngồi xỏm và hai mũi chân mở theo hình chữ V.
  • Bước 4: Sau đó, tay bé sẽ cần đặt ở hai gối và từ từ đứng thẳng dậy. Lưu ý, khi đứng người của bé phải hơi đổ về phía trước.

Để chuyển từ thế đứng sang tư thế ngồi, ba mẹ hãy hướng dẫn bé ngược lại với cách đứng lên nhé!

Cách đứng lên, ngồi xuống với giày patin

Cách bước đi trên giày patin

Để giúp bé có thể bước đi trên giày patin, ba mẹ cần hướng dẫn các bé theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Cho bé đứng tương tự như tư thế giữ thăng bằng tại chỗ, hai mũi chân hướng hình chữ V và gót chân chạm vào nhau. Sau đó, cho đỗ người về phía trước và khuỵu hai gối khoảng 30 độ, hai tay chóng vào đầu gối.
  • Bước 2: Tiếp đó, bạn sẽ cho bé nhấc chân từ từ về phía bên phải rồi đến bên trái. Cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần để bé có thể làm quen với cách di chuyển.
Cách bước đi trên giày patin

Cách trượt trên giày patin

Khi bé đã thành thạo việc bước đi trên giày thì ba mẹ sẽ hướng dẫn cho bé học cách trượt trên giày patin.

  • Bước 1: Cho bé đứng hai chân hình chữ V như cách tập bước đi.
  • Bước 2: Dùng cạnh ngoài của giày để đẩy chân về phía trước, lúc này mũi chân sẽ hướng ra ngoài.
  • Bước 3: Từ từ kéo hai chân vào bằng cạnh trong của giày trượt patin, khi đó hai đầu gối sẽ được kéo sát lại gần nhau và hai bàn chân tạo thành chữ V ngược.
Cách trượt trên giày patin
Lưu ý: Có nhiều cách phanh, nhưng trẻ nên học cách phanh gót là phanh cơ bản nhất do đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với các bé mới tập.

Xem thêm: Cách trượt patin cho người mới bắt đầu, chi tiết từ A - Z

2Cách xử lý khi té ngã để tránh bị thương

Trong quá trình tập luyện sẽ khó tránh khỏi những tai nạn té ngã và chuyện bị thương sây sát nhẹ là hoàn toàn có thể gặp phải. Ba mẹ cần hướng dẫn thật kỹ cho bé cách xử lý khi té ngã để tránh bị thương hoặc giảm mức độ nghiêm trọng, đảm bảo an toàn cho bé trong lúc chơi.

  • Bước 1: Các bé cần khuỵu hai đầu gối.
  • Bước 2: Nghiêng người về phía trước sao cho cơ thể sát với mặt đất nhất có thể.
  • Bước 3: Từ từ đổ người nhẹ nhàng, dùng đầu gối và tay để làm điểm tựa.
  • Bước 4: Trượt tay về phía trước nhưng không được duỗi thẳng tay để cơ thể tiếp đất an toàn.
Cách xử lý khi té ngã để tránh bị thương

3Một số lưu ý khi cho trẻ trượt patin

Đảm bảo trẻ đủ tuổi để học trượt patin

Trượt patin là một bộ môn thể thao rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể rất tốt, tuy nhiên bạn cũng cần phải nhìn nhận rằng đây là một bộ môn đòi hỏi sự phối hợp chính xác và cân bằng khá cao. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần cân nhắc và đảm bảo trẻ đủ tuổi để học trượt patin.

Đảm bảo trẻ đủ tuổi để học trượt patin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ tuổi phù hợp để các bé có thể bắt đầu học trượt patin là từ 6 đến 10 tuổi và phải đảm bảo có sự giám sát và hướng dẫn kỹ càng của người lớn trong suốt quá trình tập luyện. Tuyệt đối không nên tập cho trẻ dưới 5 tuổi học trượt patin vì lúc này các bé chưa đủ nhận thức và kỹ năng, dễ dẫn đến những thương tích gây nguy hiểm.

Chuẩn bị trang phục phù hợp

Chuẩn bị cho bé những bộ trang phục thoải mái và phù hợp để giúp bé có thể tham gia trượt patin một cách sảng khoái nhất. Bạn nên trang bị cho bé mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ tay chân,… để giúp bé an toàn trong quá trình trượt patin.

Chuẩn bị trang phục phù hợp

Cho trẻ quan sát người khác trượt patin

Trước khi cho trẻ bắt đầu học trượt patin bạn hãy thường xuyên để bé quan sát người khác trượt patin để tạo cảm giác thân thuộc cho bé. Bên cạnh đó, việc quan sát cũng sẽ giúp bé học hỏi được kinh nghiệm từ những người đi trước.

Cho trẻ quan sát người khác trượt patin

Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ

Không ai có thể đảm tuyệt đối 100% về những rủi ro xảy ra trong quá trình bé trượt patin. Chính vì thế, hãy chắc chắn bạn sẽ có thể theo sát quá trình tập của bé và luôn tuân thủ các quy định về an toàn khi trượt patin để đảm bảo bé luôn được an toàn.

Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ

Trên đây là bài viết hướng dẫn trượt patin cho trẻ cơ bản nhất và những lưu ý khi cho trẻ trượt patin. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn nhé!

Bạn có làm được không ?
0
Không

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.