Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Nhờ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch mà huyết áp được tạo ra.
Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu lưu thông trong các động mạch nhỏ, các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp nhỏ nhất trong hệ tĩnh mạch.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1 - 3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 - 10 giờ sáng.
Khi vận động hết sức lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Huyết áp có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường và ổn định.
- Khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì được coi là huyết áp cao. Khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg được xem là huyết áp thấp hay tụt huyết áp.
- Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
- Còn nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Nên biết rằng huyết áp sẽ tăng dần khi lớn lên, đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, thường sẽ không gặp phải những vấn đề về huyết áp nên bác sĩ sẽ không kiểm tra chỉ số này.
- Với trẻ em, muốn xác định được mức huyết áp, bác sĩ cần căn cứ vào chỉ số cân nặng, chiều cao và độ tuổi của trẻ.
- Nếu chỉ số huyết áp của trẻ cao hơn so với 90% trẻ cùng độ tuổi, chiều cao, cân nặng tương tự thì được xem là tiền cao huyết áp. Nếu con số này cao hơn 95% thì được coi là cao huyết áp.
- Nhịp tim, lực co tim: Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, vì vậy khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp sẽ tăng. Còn khi đập chậm, lực co tim giảm huyết áp cũng sẽ giảm.
- Khối lượng máu: Khối lượng máu sẽ giảm khi mất máu, điều đó sẽ làm huyết áp giảm.
- Sức cản của mạch máu: Khi lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa sẽ làm tăng huyết áp. Đặc biệt đối với người già, thành mạch kém đàn hồi sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh cao huyết áp.
- Tư thế ngồi: Tư thế ngồi hoặc đứng ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bình của người. Đây là một yếu tố ít ai ngờ tới và thường xuyên mắc phải, vì vậy ngồi sai tư thế sẽ làm lượng máu lưu thông khó khăn và dẫn đến huyết áp luôn ở mức không ổn định.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác như: ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… sẽ ảnh làm xơ cứng thành mạch, tăng huyết áp.
- Sinh hoạt không điều độ: Làm việc căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ít tập thể dục,… là những nguyên nhân làm huyết áp không ổn định.
Mỗi ngày nên dành ra 30 - 40 phút tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe như: Yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,... nên duy trì đều đặn, bạn sẽ có được thân hình săn chắc, kiểm soát tốt được trọng lượng của cơ thể giúp cho huyết áp ổn định hơn.
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng dẫn tới ảnh hưởng cả về huyết áp.
Duy trì chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế chất béo, dầu mỡ hay hạn chế ăn mặn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nên chọn những thực phẩm chứa nhiều Canxi, Potassium hoặc các Vitamin A,C,D, chính những chất này này sẽ giúp giữ cho huyết áp ở mức bình thường.
Xem chi tiết: Người tăng huyết áp nên và không nên ăn gì? Cách hạ huyết áp nhanh chóng.
Buồn phiền, lo lắng hay thường xuyên tức giận sẽ khiến cho tim mạch bị tác động không tốt, điều này liên đới làm ảnh hưởng đến huyết áp tăng cao.
Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ để hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Để theo dõi và phát hiện kịp thời khi huyết áp cao hoặc thấp và áp dụng các biện pháp xử lý nhanh nhất thì bạn cần phải thường xuyên đo huyết áp tại nhà.
Nếu không quá bận rộn thì bạn nên đến khám ở cơ sở y tế định kì, nếu không thì nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp để đo khi cần thiết.
Tham khảo và tổng hợp tại: hellobacsi
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về huyết áp và điều trị khi cần thiết nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.