Khi tình hình dịch bệnh tăng cao, các loại khẩu trang được nhiều người tìm mua và sử dụng. Trong đó, khẩu trang y tế theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8389-1:2010 là loại khẩu trang có thể giúp người sử dụng tránh các bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn từ giọt bắn như ho, hắt hơi.
Khẩu trang y tế thường phẳng, có nếp gấp, được làm từ các loại vải không dệt, lớp vi lọc, thanh nẹp mũi và dây đeo. Hai mặt khẩu trang sẽ có màu khác nhau, một mặt đậm có màu (xanh, trắng, đen,...) và mặt còn lại thường màu trắng để bạn có thể phân biệt và sử dụng đúng cách.
Hiện nay, trên thị trường có các loại khẩu trang 2 - 4 lớp, không thấm nước. Tùy theo độ dày mà công dụng ngăn vi khuẩn và bụi bẩn sẽ khác nhau. Loại khẩu trang y tế 3 lớp thường được sử dụng phổ biến nhất.
Đây là loại khẩu trang không được thiết kế để giặt và chỉ được sử dụng 1 lần vì khi bạn đã tháo ra, vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài bám vào khẩu trang sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hiện nay trên hiện trường tràn lan các loại khẩu trang y tế giả, kém chất lượng. Bạn nên đến các nhà thuốc, hệ thống siêu thị lớn để mua và cần biết cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả để có thể lựa chọn đúng và bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân, gia đình.
Đây được đánh giá là loại khẩu trang bảo vệ tốt nhất với độ bảo vệ gần như 100%. Chúng có khả năng phòng tránh virus đến trên 95%, vi hạt từ 0.3 micron trở xuống và ngăn vi khuẩn đạt 100%.
Khẩu trang N95 thường dành cho các kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế sử dụng khi trực tiếp khám, chữa bệnh và chăm sóc cho người đang bị nhiễm COVID-19.
Bên cạnh đó, N95 còn có thể ngừa bụi và phấn hoa 100%. Tuy nhiên, khẩu trang này sẽ khó thở hơn cho người sử dụng (nếu khi đeo thấy dễ thở thì có thể đã đeo sai cách hoặc mua nhầm hàng giả).
Loại này được khuyên dùng nhiều nhất bởi độ bảo vệ cao tầm 98% mà lại dễ thở, dễ mang hơn khẩu trang N95. Chúng có nhiều lớp, trong đó có màng vi lọc giúp ngăn vi khuẩn và chống thấm nước.
Đây là loại khẩu trang dùng cho các nhân viên, cán bộ y tế, người tham gia khám chữa bệnh trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm hoặc người tiếp xúc với người bệnh.
Khẩu trang này có độ bảo vệ cao khoảng 99%, có thể ngừa virus và vi khuẩn đến hơn 95%, đồng thời, lọc ít nhất 80% các hạt có kích thước lên đến 0,6 micron và giới hạn phơi nhiễm tại nơi làm việc không vượt quá 4 lần (OEL).
Ngoài ra, chúng còn có hơn 80% khả năng ngừa bụi và phấn hoa. Vì thế, khẩu trang FFP1 phù hợp cho những người làm trong ngành y tế, nông nghiệp, xây dựng và công nghiệp thực phẩm.
Hay còn được gọi là khẩu trang than hoạt tính, loại này được đánh giá có mức độ bảo vệ tầm trung (hơn 70%), trong đó khả năng ngừa virus cũng như vi khuẩn chỉ chiếm 10%.
Khẩu trang Carbon thường được sử dụng cho người lao động và làm việc trong ngành sản xuất gỗ, xây dựng để hạn chế hít phải bụi mịn vì khẩu trang cũng có thể ngừa bụi và phấn hoa từ không khí trên 50%.
Ngoài ra, loại khẩu trang này còn giúp tránh ánh nắng, tia UV, ngăn ngừa khói bụi từ môi trường và một số loại bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm. Tuy nhiên, khẩu trang Carbon ít được dùng trong trường hợp ngăn chặn virus Corona hơn so với các loại trên.
Tháng 02/2021, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1053/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng.
Trong đó các trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang y tế gồm người bệnh, người quản lý, người lao động, người đến cơ sở y tế, người nghi ngờ mắc bệnh tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung hoặc các hộ gia đình đang có người cách ly tại nhà.
Với những trường hợp khác như không gian kín, nơi tập trung đông người hoặc nơi có sự giao tiếp gần dưới 2 mét như nhà máy, xí nghiệp,... PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân có thể sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường.
Lưu ý khi đeo khẩu trang:
- Với khẩu trang y tế, bạn chỉ sử dụng 1 lần, không nên tái sử dụng nhiều lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bảo vệ hệ hô hấp, làn da của mình tốt hơn.
- Khi sử dụng khẩu trang bạn cần đeo khẩu trang đúng cách để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào khẩu trang gây nhiễm bệnh về đường hô hấp.
Xem thêm: Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách để tránh lây các bệnh hô hấp
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng khẩu trang vải, loại này có tái sử dụng nhiều lần, đến khi nào vải rách hoặc cũ thì bạn bỏ đi. Mọi người phải giặt thường xuyên bằng xà phòng, 1-2 ngày một lần và phơi nắng để loại bỏ vi khuẩn.
Với tình trạng dịch bệnh biến chuyển liên tục như hiện nay, mỗi người cần phải trang bị tốt kiến thức cũng như thực hiện phòng bệnh đúng cách nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.