- Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Vùng hạ đồi điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bằng cách cân bằng giữa việc tạo nhiệt của các cơ, gan với sự mất nhiệt qua da, phổi.
- Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt. Sốt thường là do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hoặc virus.
- Tích cực: Khi bị sốt, hệ miễn dịch trong cơ thể tăng cường hoạt động, kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh.
Chính vì vậy, khi cho trẻ tiêm chủng, nếu trẻ lên cơn sốt mà phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sẽ dẫn đến giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ.
- Sốt cũng có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu.
- Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp...
- Khi thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ trên 38 độ C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, trên 37,5 độ C khi đo ở nách.
- Trung bình, nếu nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng 37,5 - 38 độ C thì trẻ sơ sinh đang có biểu hiện sốt nhẹ.
- Trường hợp sốt cao khi nhiệt độ tăng lên 38 - 39 độ C, mẹ cần có biện pháp hạ sốt ngay. Nếu trẻ sốt cao lên đến 40 độ C, đồng thời có biểu hiện co giật, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thường thì đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì nó phổ biến và an toàn hơn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Dưới đây là các phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ:
Phương pháp này không nên thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Khi thực hiện, phụ huynh làm như sau:
Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì bạn cần đợi tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ. Ống tai và bệnh ở tai sẽ không ảnh hưởng tới kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ. Thực hiện đo như sau:
Nhiệt độ bình thường của trẻ: Trong khoảng 36,5 độ C – 37,2 độ C (nhiệt độ được cặp nách).
- Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt ngay cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị các bệnh như viêm phổi. Do đó cần cho trẻ nằm trong phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28-30 độ C (lớn hơn 25 độ C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm cho trẻ sốt, viêm da, và viêm phổi,...
- Nếu nhiệt độ của trẻ lớn hơn 37,5 độ C: Cho trẻ nằm trong phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở các vị trí bao gồm: trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ.
- Nếu lớn hơn 38,5 độ C đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
- Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 36 độ C ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.
Để đảm bảo nhiệt độ cơ thể luôn trong trạng thái trao đổi bình thường, tốt nhất thân nhiệt của trẻ sơ sinh phải luôn duy trì ở mức từ 36-37°C. Nếu thân nhiệt chênh lệch với mức này, hoặc tăng thêm 1°C hoặc giảm xuống 1°C đều rất nguy hiểm.
Bình thường, nhiệt độ đo được ở khoang miệng luôn thấp hơn so với nhiệt độ ở hậu môn từ 0,3 - 0,5°C. Trong khi đó, nhiệt độ ở nách và cổ cũng luôn thấp hơn so với khoang miệng từ 0,3 - 0,5°C.
Sốt làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước. Các loại thức uống như sữa, nước cần được bổ sung cho trẻ với lượng cần thiết. Nếu trẻ không chịu uống nước, sữa hoặc không uống được thì cha mẹ nên hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Chú ý bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cho bé, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin. Khi bé bị sốt, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ quá ấm.
Sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Trẻ có thể đi học lại và tham gia các hoạt động khác sau 24 giờ thân nhiệt trở về bình thường.
Tái khám ngay nếu trẻ không hạ sốt sau 2 ngày điều trị hoặc bệnh có dấu hiệu trầm trọng hơn.
Khi đo thân nhiệt cho trẻ phát hiện nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao hoặc sốt đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường như co giật, phát ban,... các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em mình tới các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Tham khảo: MSN.
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh cũng có sự khác biệt so với người trưởng thành, người chăm sóc cần lưu ý điều này và theo dõi thân nhiệt của trẻ mỗi ngày để chăm sóc thích hợp nhất.
Tham khảo và tổng hợp tại: vinmec
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.