Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Đăng nhập Nhập số điện thoại mua hàng của quý khách Tiếp tục
Xác thực số điện thoại Mã xác nhận đã được gửi vào mục Thông báo trong ứng dụng QUÀ TẶNG VIP của số điện thoại
Không nhận được mã? Gửi lại qua tin nhắn Đổi số điện thoại khác Xác nhận

Quý khách vui lòng cho biết Địa Chỉ Nhận Hàng để biết chính xác thời gian giao hàng

Địa chỉ đã chọn:

Đóng
Chọn
Đóng
Hoặc chọn tỉnh, thành phố

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Vào bếp Mẹo vào bếp
7 cách bảo quản tỏi

Bỏ túi 7 cách bảo quản tỏi cực đơn giản, để lâu cũng không hỏng

26423 lượt xem

Tỏi là một trong những nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu trong chế biến món ăn, vì vậy việc bảo quản tỏi hiệu quả cũng được rất nhiều chị em nội trợ quan tâm. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 cách bảo quản tỏi cực đơn giản, để lâu cũng không hỏng. Cùng vào bếp để khám phá ngay nhé!

1. Dùng muối rang

Bảo quản tỏi bằng muối rang là cách làm rất hiệu quả, lại vừa nhanh gọn và dễ thực hiện mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Phương pháp bảo quản tỏi với muối này vừa có tác dụng hút ẩm trong túi vừa giúp diệt khuẩn để tỏi không bị hư thối, giúp bảo quản tỏi lâu hơn.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Tỏi, 60gr muối ăn
  • Nồi, miếng gạc, túi

Các bước thực hiện

Đầu tiên, bạn chuẩn bị khoảng 60gr muối ăn, sau đó bắc nồi lên bếp và cho muối ăn vào rang với lửa vừa đến khi muối khô lại và bắt đầu chuyển sang màu vàng.

Tiếp đến, dùng một miếng gạc sạch rồi lấy muối ra và quấn vào trong đó. Sau đó, lần lượt cho tỏi cùng gói muối đã rang vào một cái túi. Bạn ép hết khí thừa bên trong túi ra, sau đó buộc chặt miệng túi lại và đem để ở nơi thoáng mát.

Với phương pháp bảo quản này, bạn có thể giữ tỏi không bị biến chất sau 1 đến 2 năm.

Dùng muối rang để bảo quản tỏi

2. Dùng baking soda và gừng

Bảo quản tỏi bằng cách dùng baking sodagừng cũng là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Baking soda và gừng trong trường hợp này hoạt động như những chất hút ẩm tự nhiên và an toàn, ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn giúp tỏi không bị khô và nảy mầm.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Tỏi, 2 muỗng canh baking soda, 1 củ gừng nhỏ
  • Túi zip

Các bước thực hiện

Đầu tiên, bạn cho tỏi vào một chiếc túi sạch. Tiếp đến, cho khoảng 2 muỗng canh baking soda cùng 1 củ gừng nhỏ vào rồi ép chặt không khí bên trong ra rồi buộc chặt miệng túi lại và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bảo quản tỏi bằng banking soda và gừng

3. Dùng trà, muối và baking soda

Một cách bảo quản tỏi đơn giản và hiệu quả nữa là dùng hỗn hợp trà xanh, baking soda và muối. Hỗn hợp này có tác dụng hút các ion nước trong túi, giữ cho tỏi luôn được khô ráo. Ngoài ra, trà và muối còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn mùi để tỏi không bị mọc mầm, hư thối.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Tỏi, baking soda, trà xanh, muối
  • Túi nilon

Các bước thực hiện

Đầu tiên, tỏi khi mới mua về bạn đem phơi nắng trong khoảng 1 tiếng hoặc để ở nơi khô ráo, thoáng mát trong 1 - 2 ngày để tỏi thoát hết hơi ẩm và lớp vỏ bên ngoài được khô ráo.

Tiếp đến, cho tỏi vào túi nilon. Sau đó, trộn 1 ít muối, baking soda và trà xanh để tạo thành hỗn hợp khoảng 40 - 50gr, dùng khăn giấy gói hỗn hợp lại rồi cho vào túi tỏi. Dùng tay hoặc sử dụng máy hút chân không đẩy hết không khí ra khỏi túi tỏi, sau đó buộc chặt túi miệng lại, để túi tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Với phương pháp bảo quản này, bạn có thể giữ tỏi để được cả năm mà không bị hư hao hay mọc mầm.

Mách nhỏ:

  • Cứ sau khoảng 7 - 10 ngày, bạn lại mở túi tỏi ra cho thoáng khí.
  • Nếu thấy củ tỏi nào bị mốc, mọc mầm hoặc teo lại thì hãy loại bỏ những củ này ra để chúng không ảnh hưởng đến các củ khác.
  • Nếu thấy gói trà, muối và baking soda bị ướt, hãy lấy nó ra kịp thời để khô hoặc thay thế bằng gói mới.

Dùng trà, muối và baking soda để bảo quản tỏi

4. Đông lạnh tỏi

Nếu bạn là người không sử dụng tỏi thường xuyên hoặc không muốn lãng phí một ít tép tỏi thừa hoặc không muốn mất công bóc tỏi mỗi lần cần dùng thì phương pháp đông lạnh là lựa chọn tốt để bảo quản tỏi.

Nguyên liệu và dụng cụ

Các bước thực hiện

Cách 1: Bạn tách riêng từng tép tỏi chưa bóc vỏ rồi dùng màng bọc thực phẩm, giấy bạc hoặc hũ đựng thực phẩm đậy kín lại và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Sau đó, bạn có lấy từng tép tỏi ra bóc vỏ để sử dụng khi cần.

Bảo quản tỏi bằng cách đông lạnh

Cách 2: Băm nhuyễn tỏi rồi cho vào từng ô của khay đá rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, sau đó bảo quản trên ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy từng viên tỏi đông lạnh ra là được.

Bảo quản tỏi bằng khay đá

5. Ngâm tỏi trong dầu

Nguyên liệu và dụng cụ

Các bước thực hiện

Bạn bóc vỏ từng tép tỏi và cho vào trong lọ thủy tinh hoặc hũ đựng thực phẩm. Sau đó, cho dầu vào ngập hết phần tỏi và đóng kín nắp rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. Khi cần dùng, bạn chỉ cần dùng thìa để lấy tỏi ra.

Bảo quản tỏi bằng cách ngâm tỏi trong dầu

Hoặc một cách khác đó là bạn có thể kết hợp một phần tỏi đã bóc vỏ với 2 phần dầu ô liu rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp vừa xay vào hũ, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh.

Phương pháp này không những bảo quản tỏi hiệu quả mà còn rất tiện khi nấu nướng vì dầu giữ cho hỗn hợp xay không bị đông cứng, vì vậy bạn có thể sử dụng để nấu nướng trực tiếp một cách dễ dàng.

Bảo quản tỏi bằng cách dùng hỗn hợp tỏi xay với dầu ô liu

6. Ngâm tỏi với rượu hoặc giấm

Không chỉ giúp bảo quản tỏi được lâu hơn, việc ngâm tỏi với rượu hoặc giấm còn tạo ra món tỏi ngon hơn, đồng thời tăng tác dụng của tỏi lên nhiều lần. Tỏi đã bóc vỏ có thể ngâm trong rượu hoặc giấm và bảo quản trong tủ lạnh đến khoảng 4 tháng.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Tỏi, giấm ăn, rượu trắng
  • Lọ thủy tinh/ Hũ đựng thực phẩm

Các bước thực hiện

Đầu tiên, bạn cần bóc vỏ tỏi và cho vào lọ thủy tinh hoặc hủ đựng thực phẩm, sau đó đổ đầy rượu trắng hoặc giấm vào rồi đậy kín nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Mách nhỏ:

  • Với cách bảo quản này, bạn có thể dùng rượu vang (vang đỏ hoặc vang trắng) không đường hay giấm trắng hoặc giấm vang trắng đều được.
  • Để thêm mùi vị cho món tỏi ngâm, bạn có thể cho thêm 1 ít muối cùng với thảo dược khô như ớt khô, lá kinh giới, hương thảo hoặc lá nguyệt quế vào tỏi rồi lắc đều cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
  • Cách làm này có thể bảo quản tỏi trong tủ lạnh trong khoảng thời gian 4 tháng nhưng bạn nên bỏ đi nếu thấy trên bề mặt hũ tỏi ngâm có nổi mốc. Không nên để tỏi ngâm ở nhiệt độ phòng vì sẽ dễ hình thành nấm mốc.

Bảo quản tỏi bằng cách ngâm tỏi trong giấm ăn hoặc rượu trắng

7. Sấy khô tỏi

Một cách khác để bảo quản tỏi hiệu quả nữa là làm khô tỏi. Tỏi khi làm khô bị mất nước nên sẽ chiếm ít diện tích hơn, giúp bạn dễ dàng bảo quản trong bếp. Bên cạnh đó, tỏi khô khi dùng để chế biến sẽ hấp thu nước và tạo ra hương vị tuyệt vời hơn cho món ăn.

Nguyên liệu và dụng cụ

Các bước thực hiện

Cách 1: Sấy khô tỏi với máy sấy thực phẩm

Bạn bóc vỏ và cắt tỏi làm đôi theo chiều dài của củ tỏi. Tiếp đến, cho tỏi vào khay sấy và thực hiện theo hướng dẫn kèm theo máy để sấy khô tỏi.

Cách 2: Sấy khô tỏi bằng lò nướng

Trong trường hợp không có máy sấy thực phẩm, bạn có thể sử dụng lò nướng để thực hiện quy trình tương tự. Đầu tiên, bóc vỏ và cắt đôi tép tỏi rồi cho vào khay nướng, nướng ở nhiệt độ khoảng 60°C trong 2 tiếng. Sau đó, giảm nhiệt độ xuống 55°C và tiếp tục nướng đến khi tỏi khô hoàn toàn.

Bảo quản tỏi bằng cách sấy khô

CLICK xem ngay hộp đựng thực phẩm đang giảm giá CỰC SỐC

Mời bạn tham khảo thêm một số hộp đựng thực phẩm nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!

Xem thêm sản phẩm Hộp đựng thực phẩm

Việc bảo quản tỏi chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn với 7 cách bảo quản tỏi cực đơn giản, để lâu cũng không hỏng mà Điện máy XANH vừa gửi đến bạn. Chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Thị Ái Mỹ • Đăng 25/06/2021

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.