Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Đăng nhập Nhập số điện thoại mua hàng của quý khách Tiếp tục
Xác thực số điện thoại Mã xác nhận đã được gửi vào mục Thông báo trong ứng dụng QUÀ TẶNG VIP của số điện thoại
Không nhận được mã? Gửi lại qua tin nhắn Đổi số điện thoại khác Xác nhận

Quý khách vui lòng cho biết Địa Chỉ Nhận Hàng để biết chính xác thời gian giao hàng

Địa chỉ đã chọn:

Đóng
Chọn
Đóng
Hoặc chọn tỉnh, thành phố

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Vào bếp Mẹo vào bếp
11 lỗi thường gặp khi làm bánh Trung Thu

Tổng hợp 11 lỗi thường gặp khi làm bánh Trung Thu và cách "chữa cháy"

23543 lượt xem

Bánh trung thumón bánh khó thực hiện, nhất là công đoạn làm bột và quá trình nướng bánh, canh nhiệt độ lẫn thời gian. Vì thế, bạn dễ mắc các lỗi nhỏ như vỏ bánh khô, nứt hoặc bánh quá mềm do bỏ quá nhiều dầu hay dễ thiu, mốc,... Hãy để Mẹo vào bếp chỉ bạn khắc phục lỗi thường gặp khi làm bánh Trung Thu nhé!

1 Vỏ bánh bị khô, cứng

Dấu hiệu: Tình trạng gặp phải là vỏ bánh sau khi nướng để qua ngày vẫn không mềm và bị khô.

Vỏ bánh trung thu bị khô cứng

Nguyên nhân

  • Nướng bánh quá kỹ, hoặc nướng nhiệt độ quá cao;
  • Phần nước đường bánh nướng nấu quá đặc;
  • Khâu chọn bột không kỹ lưỡng;
  • Làm vỏ bánh quá dày;
  • Nếu là bánh nhân đậu thì phần nhân không đủ dầu, nhân bị khô dẫn đến dầu không thấm ra vỏ bánh làm bánh bị cứng.

Cách khắc phục

Tùy theo kích cỡ của bánh mà chọn nhiệt độ nướng thích hợp, thông thường dao động từ 190 - 200 độ C. Nếu lò nhà bạn nhiệt quá cao khi nướng có thể dùng giấy bạc che bên trên bánh.

Kiểm tra lại phần nước đường xem có quá đặc hay không bằng cách nhỏ vào 1 chén nước, nếu nước đường gom thành cục và không tan được nghĩa là đã quá đặc, bạn cần làm lại phần nước đường khác trước khi làm bánh nướng.

Khi chọn nguyên liệu bột mì, bạn nên chọn loại bột mì số 11 (hay còn gọi là bột mì đa dụng). Tránh sử dụng bột mì số 13 vì lượng protein có trong loại bột mì này cao sẽ khiến bánh bị khô, cứng.

Nếu bánh nhân đậu, kiểm tra lại phần nhân đã đủ lượng dầu cần thiết chưa, nhân đậu đủ dầu sên xong phải mềm dẻo, mịn và không khô.

Nên bọc vỏ bánh và nhân với tỉ lệ 2:1, vỏ bánh chỉ dày từ 0.4 - 0.6 cm để đảm bảo không phải nướng bánh lại nhiều lần do vỏ bánh quá dày khiến bánh bị cứng.

Vỏ bọc nhân bánh trung thu chỉ nên dày từ 0.4 - 0.6 cm

2 Vỏ bánh bị ướt

Dấu hiệu: Bánh sau khi nướng để bên ngoài 1 - 2 ngày có dấu hiệu ướt, sờ tay vào có cảm giác dính dính.

Vỏ bánh trung thu bị ướt

Nguyên nhân

  • Nước đường nấu chưa đạt yêu cầu, nấu để chưa lâu đã dùng làm bánh nướng;
  • Lúc nướng xịt nước quá nhiều trong lò;
  • Hỗn hợp phết mặt bánh nướng sử dụng quá nhiều nước đường;
  • Chọn bột số 8 để làm vỏ bánh;
  • Lúc sên nhân cho quá nhiều dầu.

Cách khắc phục

Nước đường đúng chuẩn làm bánh nướng phải để từ 1 - 2 tuần mới nên sử dụng. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể mua nước đường nấu sẵn.

Khi nướng hạn chế xịt quá nhiều nước trong lò để làm ẩm bánh. Hỗn hợp quét mặt bánh hạn chế hoặc cho rất ít phần nước đường.

Bột số 8 có thành phần protein khá thấp nên làm vỏ bánh sẽ bị mềm và nhão hơn so với loại bột số 11 (bột mì đa dụng).

Sen nhân bánh trung thu lúc nào cũng cần cho thêm chút dầu để làm nhân bánh ẩm, mượt hơn. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều thì trong quá trình nướng dầu sẽ tiết ra và ngấm vào phần vỏ bánh, khiến bánh bị ướt.

Nên làm nước đường từ 1 - 2 tuần trước khi làm bánh trung thu

Nước đường đã được nấu trước 1 - 2 tuần dùng làm bánh trung thu sẽ tránh được tình trạng vỏ bánh bị ướt

3 Vỏ bánh bị nứt

Dấu hiệu: Bánh sau khi nướng trên bề mặt hoặc phần thân bánh xuất hiện các vệt nứt.

Vỏ bánh trung thu bị nứt

Nguyên nhân

  • Nhào bột bánh quá khô;
  • Quét hỗn hợp trứng lên bánh quá dày, phết lúc bánh vẫn còn chưa khô;
  • Nhiệt độ khi nướng bánh quá cao.

Cách khắc phục

Nhồi bột đúng công thức, cho lượng chất lỏng (dầu ăn, lòng đỏ trứng,...) vừa đủ tránh để vỏ bánh quá khô.

Tùy vào kích thước bánh lớn, nhỏ và loại lò nướng khác nhau mà bạn điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Thông thường, khi nướng bánh trung thu, bạn chỉ cần nướng tầm 180 - 220 độ C thôi nhé!

Lúc quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh sau khi nướng lần 1 nên quét 1 lớp mỏng và đợi cho mặt bánh thật ráo rồi mới quét.

Chỉ nên quét 1 lớp lòng đỏ trứng mỏng trước khi đem bánh đi nướng

4Nhân bánh tách rời với vỏ

Dấu hiệu: Khi nướng bánh xong phần nhân rời rạc, không bám chặt sát vào lớp vỏ bánh.

Nhân bánh trung thu bị tách ra khỏi vỏ

Nguyên nhân

  • Lúc nặn bánh chưa đều tay
  • Phần vỏ không bọc sát phần nhân dẫn đến còn không khí bên trong nên khi nướng xong nhân vỏ sẽ tách rời nhau.
  • Nhân bánh bị khô, không đủ để phần vỏ bám sát vào nhân

Cách khắc phục

Đảm bảo sên nhân có độ mềm mịn, dẻo, không khô.

Khi nặn nên cố gắng nặn bánh thật chặt và đều tay, ép hết phần không khí thừa giữa nhân và vỏ bánh.

Cần nặn bánh trung thu chặt tay để tránh nhân tách rời khỏi vỏ

5Nhân bánh thập cẩm rời rạc không kết dính

Dấu hiệu: Phần nhân bánh thập cẩm khi vo tròn để tạo hình bị rơi rớt, rời rạc, không kết dính lại với nhau.

Nhân bánh trung thị bị rời rạc

Nguyên nhân

  • Cắt nguyên liệu quá to;
  • Không cho bột bánh dẻo vào nhân bánh thập cẩm.

Cách khắc phục

Bạn nên cắt thật nhỏ các nguyên liệu hình hạt lựu với độ lớn đồng đều (0.2 - 0.3 cm) khi làm nhân bánh thập cẩm. Tuy nhiên, cũng không nên xay nhuyễn phần này.

Lúc trộn nhân có thể thêm 1 ít nước đường và ít bột bánh dẻo để phần nhân kết dính tốt hơn. Tùy theo công thức mà bạn định lượng cho vào phù hợp nhé.

Cắt nguyên liệu nhân bánh trung thu hình hạt lựu từ 2 - 3 mm

6 Nhân bánh đậu bị tươm dầu

Dấu hiệu: Phần nhân đậu của bánh bị ướt dầu.

Nhân bánh trung thu đậu bị tươm dầu

Nguyên nhân

  • Cho quá nhiều dầu trong lúc sên nhân
  • Sên nhân ở lửa quá lớn, và lúc sên cho cùng 1 lúc dầu vào
  • Xay đậu quá ít nước
  • Cho dầu vào khi sên nhân quá trễ
  • Cho dầu vào cùng 1 lúc khiến nhân k kịp hòa quyện

Cách khắc phục

Nên cân đong đúng lượng dầu trong công thức.

Sên nhân ở lửa vừa, nhỏ trong lúc sên thì nên chia phần dầu thành 2 - 3 phần, cho từ từ dầu vào, sên 1 lúc rồi mới cho thêm dầu vào sên tiếp.

Chia dầu thành nhiều lần để sên nhân đậu bánh trung thu

7 Bánh nướng bị phồng

Dấu hiệu: Bánh sau khi nướng xong bị phồng to lên. Bánh bị biến dạng sau khi nướng.

Bánh trung thu nướng bị phồng

Nguyên nhân

  • Nhân sên chưa đạt yêu cầu, nhân còn ướt;
  • Nướng bánh ở nhiệt độ quá ca;
  • Phết lớp trứng dày lên bánh trước khi nướng.

Cách khắc phục

Sên nhân bánh đúng thời gian quy định, đảm bảo mềm, mịn, dẻo và ráo dầu.

Nướng bánh ở nhiệt độ phù hợp, có thể dùng giấy bạc che mặt bánh.

Trước khi nướng bánh chỉ cần phết một lớp trứng mỏng là bánh có thể lên màu đẹp mà không cần phết quá dày.

Có thể dùng giấy bạc để che mặt bánh trung thu khi nướng

Dùng giấy bạc che mặt bánh trung thu khi nướng cũng giúp hạn chế tình trạng phồng bánh

8Bánh khó tạo hình, bị chảy xệ khi nướng, không sắc nét

Dấu hiệu: Bánh khi nặn bị ướt, nhão không đóng vào khuôn được. Khi nướng xong bánh mất hết hoa văn, chảy xệ biến dạng.

Bánh trung thu =bị chảy xệ khi nướng, không sắc nét

Nguyên nhân

  • Bột bánh quá nhão, ướt;
  • Quét trứng quá dày làm mất hoa văn trên mặt bánh.

Cách khắc phục

Phết trứng thật mỏng lên mặt bánh.

Nhồi bột đúng công thức, hạn chế cho quá nhiều chất lỏng (dầu ăn, lòng đỏ trứng...), nếu bột quá nhão có thể thêm 1 ít bột mì vào để chữa cháy.

Cần nhồi bột làm bánh trung thu đúng công thức

9Bánh nướng lên màu không đẹp

Dấu hiệu: Bánh nướng xong màu sắc nhợt nhạt, không vàng đẹp.

Bánh nướng lên màu không đẹp

Nguyên nhân

  • Nướng bánh chưa đủ thời gian quy định
  • Dùng nước đường vừa nấu để nướng bánh

Cách khắc phục

Nướng bánh đúng thời gian, khi nướng có thể pha hỗn hợp quét bánh bằng dầu ăn, sữa tươi, 1 ít lòng đỏ, 1 ít nước đường hay mật ong để bánh có màu nâu đẹp.

Dùng nước đường đã nấu trước khi làm bánh 1 - 2 tuần, không nên lấy nước đường mới nấu đem làm bánh.

Đối với bánh trà xanh nếu muốn giữ màu trà xanh tươi mát thì lúc nướng nên dùng giấy bạc che mặt bánh.

Có thể dùng thêm mật ong trộn với lòng đỏ trứng để bánh nướng có màu đẹp hơn

Dùng chút mật ong phết lên mặt bánh để khi nướng bánh lên màu đẹp hơn

10 Bánh dẻo bị khô hoặc nhão

Dấu hiệu: Vỏ bánh khô cứng ăn bị nghẹn hoặc quá nhão ướt.

Bánh trung dẻo bị khô

Nguyên nhân

  • Trộn bột chưa đạt yêu cầu;
  • Lượng dầu quá nhiều hoặc quá ít khi trộn bột.

Cách khắc phục

Cân đong đủ lượng chất lỏng trong công thức, không tự ý thêm bớt các thành phần trong công thức như dầu ăn, bột,...

Đong kỹ các nguyên liệu khi làm bánh trung thu dẻo

11Bánh bị nhanh chua, thiu, mốc

Dấu hiệu: Bánh sau khi để 1 - 2 ngày có mùi hôi, thiu, xuất hiện nấm mốc trên mặt bánh.

Bánh trung thu bị mốc

Nguyên nhân

  • Nguyên liệu làm bánh có thể không tươi mới;
  • Lượng đường sử dụng trong bánh quá ít;
  • Bánh bị ướt, khi bảo quản trong túi ni lông không thoát khí được cũng làm bánh mau thiu;
  • Bảo quản bánh trung thu không tốt.

Cách khắc phục:

Khi làm bánh phải lựa chọn những nguyên liệu tươi, ngon, sạch nhất để đảm bảo chất lượng cho bánh Trung Thu.

Sử dụng đúng lượng đường trong công thức làm bánh, nếu bạn không thích ăn ngọt có thể giảm nhưng đừng giảm quá nhiều và sau phải bảo quản bánh trong tủ mát thay vì để bên ngoài như bình thường.

Khi bảo quản bánh trong túi ni lông có thể cho vào túi hấp ẩm để hút bớt lượng nước thoát ra giúp bánh bảo quản lâu hơn.

Bạn cần bảo quản bánh trung thu ở nơi khô ráo, tránh để bánh tiếp xúc trực tiếp với sáng mặt trời trong thời gian dài. Tốt hơn, bạn có thể bọc bánh trong bao kín, bỏ thêm túi hút ẩm.

Bảo quản bánh trung thu trong bao kín và để ở nơi khô ráo

Giảm đến 36% khi lò nướng thùng (áp dụng đến hết ngày 31/08/2022, có thể kết thúc sớm hơn dự kiến). Xem chi tiết tại đây!
Mời bạn tham khảo một số lò nướng giá tốt đang kinh doanh tại Điện máy XANH giúp nướng bánh thật dễ dàng:
Xem thêm sản phẩm Lò nướng

Giảm đến 45% khi mua các sản phẩm gia dụng trong chương trình “CHẤP MƯA DẦM - NHẬN MƯA ƯU ĐÃI” tại Điện máy XANH:

  • Áp dụng: Từ 01/08 - 31/08/2022
  • Mua online giảm thêm 2% - 10% (từ sản phẩm thứ 2), áp dụng điện máy - gia dụng.
  • Thanh toán qua thẻ tín dụng Eximbank giảm 500K cho tất cả sản phẩm từ 3 triệu - Xem chi tiết
  • Thanh toán qua VNPAY QR giảm 3% tối đa 100K - Xem chi tiết

Ngoài ra, chương trình còn giảm giá đến 50%++ khi mua điện tử - điện lạnh, xe đạp, điện thoại - máy tính bảng, laptop, đồng hồ, phụ kiện. Săn ngay!

Lưu ý: Áp dụng tùy sản phẩm. Xem khuyến mãi mới nhất: Tại đây

Điện máy XANH giảm giá SỐC khi mua gia dụng tháng 8 năm 2022

Trên đây 11 lỗi thường gặp khi làm bánh Trung Thu. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ đút kết được kha khá kinh nghiệm trong quá trình làm bánh cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì đừng ngần ngại chia sẻ cùng Điện máy XANH nhé!

Biên tập bởi Võ Văn Sĩ • Cập nhật 26/08/2022

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.