Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Nên chọn phanh đĩa hay phanh cơ cho xe đạp? So sánh ưu và nhược điểm

Biên tập bởi Văn Ngọc Như Cập nhật ngày 17/05/2022, lúc 09:31 1.032 lượt xem

Phanh đĩa và phanh cơ là 2 loại phanh khá phổ biến trong xe đạp. Tuy nhiên, mỗi loại phanh sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết nên chọn phanh đĩa hay phanh cơ cho xe đạp nhé!

1 Phanh cơ

 Cấu tạo

Phanh cơ hay còn gọi là phanh tang trống, là loại phanh hoạt động dựa trên ma sát tác động lên vành xe, chúng có cấu bao gồm:

  • Trong phanh.
  • Má phanh.
  • Guốc phanh.
  • Các bộ phận truyền lực khác.
Cấu tạo của phanh cơ

Nguyên lý hoạt động

Phanh cơ được gắn trực tiếp lên trục bánh xe và truyền tín hiệu, kể từ lúc tay bạn bóp phanh, phanh này sẽ khiến dây cáp chuyển động, từ đó nó tác động lên ống phanh và pít - tông, ép má phanh vào trong của moay ơ. Sau đó làm cho bánh xe di chuyển chậm lại.

Nguyên lý hoạt động của phanh cơ

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Người dùng không cần phải tốn quá nhiều lực để thắng xe.
  • Dễ dàng sửa chữa và bảo trì.
  • Độ chịu nhiệt của xe tương đối tốt, thích hợp di chuyển trong các điều kiện khắc nghiệt như: mưa, trời nắng nóng,...
  • Độ ma sát tốt nên hệ thống phanh cơ có thể đáp ứng tốt trong di chuyển trong thành phố, lên hoặc xuống dốc.
Ưu và nhược điểm phanh cơ

Nhược điểm

  • Sau thời gian dài sử dụng thì vách ngoài của vành xe sẽ bị mòn đi và ảnh hưởng tới phanh cơ.
  • Nếu di chuyển trong thời tiết xấu, thì phanh cơ không có nhiều tác dụng hoặc tác dụng không đồng đều, dẫn đến bánh xe dễ bị trơn trượt, làm người dùng bị té, ngã.

2 Phanh đĩa

Cấu tạo

Phanh đĩa có cấu tạo bao gồm:

  • Một đĩa kim loại hình tròn.
  • Phần cáp phanh.
  • Phần tấm lót.
Cấu tạo phanh đĩa

Nguyên lý hoạt động

Khi kéo ép phần đệm ép và đĩa xe, từ đó sẽ tạo ra momen xoắn ngược chiều với chiều quay của bánh xe, khiến động năng chuyển hóa thành nhiệt năng, dẫn đến tốc độ xe bị giảm.

Bởi vì lực momen tỉ lệ nghịch với khoảng cách, dẫn đến lực phanh xe của phanh đĩa bắt buộc phải lớn hơn phanh cơ.

Nguyên lý hoạt động phanh đĩa

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Phanh đĩa phù hợp sử dụng trong mọi địa hình.
  • Lốp xe không bị nóng như các loại xe đạp có phanh cơ.
  • Lực thắng ổn định và dễ kiểm soát, phanh gấp nhạy đảm bảo an toàn cho người dùng.
Ưu và nhược điểm phanh đĩa

Nhược điểm

  • Xe phanh đĩa thường có giá thành đắt hơn xe phanh cơ.
  • Phanh đĩa được làm bằng kim loại, có độ chính xác cao, do vậy việc bảo dưỡng, thay thế cũng có giá thành cao hơn so với phanh cơ.
  • Khi lực momen xoắn chuyển hóa thành nhiệt năng, dẫn đến dầu trong bộ phanh thủy lực nóng lên và dễ hỏng phanh.

3 Xe đạp thể thao nên chọn phanh cơ hay phanh đĩa?

Mỗi loại phanh đều phù hợp với từng loại xe nhất định như:

Phanh cơ thường sẽ được dùng cho dòng xe đạp đua, nguyên nhân là do xe đạp đua thường di chuyển với vận tốc lớn, phanh cơ sẽ giúp người dùng có thể tùy chỉnh tốc độ.

Ngoài ra, khi bóp thắng, vận tốc của sẽ giảm từ từ và sau đó mới ngừng hẳn, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Xe đạp đua

Dựa vào cấu tạo của xe đạp thì phanh đĩa sẽ được dùng cho dòng xe đạp địa hìnhxe đạp leo núi bởi phần khung sườn được thiết kế khá nặng, bánh xe to, lốp xe có độ bám dính đường khá tốt.

Xe đạp địa hình

Trên đây là bài viết về nên chọn phanh đĩa hay phanh cơ cho xe đạp, so sánh ưu và nhược điểm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho bản thân hoặc gia đình sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Bạn có hài lòng với bài viết này không?
Hài lòng 0
Không hài lòng

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.