Danh mục
Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Đăng nhập Nhập số điện thoại mua hàng của quý khách Tiếp tục
Xác thực số điện thoại Mã xác nhận đã được gửi vào mục Thông báo trong ứng dụng QUÀ TẶNG VIP của số điện thoại
Không nhận được mã? Gửi lại qua tin nhắn Đổi số điện thoại khác Xác nhận

Quý khách vui lòng cho biết Địa Chỉ Nhận Hàng để biết chính xác thời gian giao hàng

Địa chỉ đã chọn:

Đóng
Chọn
Đóng
Hoặc chọn tỉnh, thành phố

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Vào bếp Mẹo vào bếp
Bí quyết hầm xương bằng nồi áp suất điện

Bí quyết hầm xương bằng nồi áp suất điện nhanh chóng, ngon ngọt

1490 lượt xem

Dùng nồi áp suất để hầm xương vừa tiện lợi, vừa nhanh mềm, tiết kiệm thời gian nhưng nếu bạn hầm quá lâu thì thịt sẽ bị mềm nát và không còn ngọt nữa. Vậy thì, mời bạn cùng Mẹo vào bếp tìm hiểu ngay kinh nghiệm hầm xương bằng nồi áp suất điện mềm, ngọt không kém gì ngoài tiệm nhé!

1 Lưu ý sơ chế nguyên liệu

Sơ chế xương

Xương khi mới mua về thường bị dính chất bẩn từ quá trình mổ hoặc lúc bày bán, vì vậy bạn cần sơ chế trước khi hầm để loại bỏ bụi bẩn và giúp nước hầm xương được thơm ngon hơn khi nấu.

Cách sơ chế khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa qua với nước, chặt thành các khúc nhỏ vừa ăn rồi cho vào nồi luộc sơ với một ít muối trắng. Khi nào nước sôi thì bạn đổ nước đi và rửa lại lần nữa với nước sạch là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vào nồi nước luộc hàng tây, hành tím,... cắt múi cau hoặc đập dập để khử mùi hôi. Hoặc bạn chỉ cần cho xương vào một cái thau rồi chế nước sôi trực tiếp lên để thịt săn lại là được.

Chần sơ và rửa sạch xương trước khi hầm

Sơ chế những nguyên liệu khác

Mỗi món canh hầm xương có thể kết hợp với nhiều loại rau củ như bí đỏ, bí đao, khoai tây... Bạn cần rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt miếng, cắt khối vuông, cắt lát hoặc cắt hạt lựu các nguyên liệu này tùy theo từng loại rau củ khác nhau.

Sau khi sơ chế, bạn không nên cho rau củ vào hầm luôn cùng xương để tránh bị nát và mất đi dinh dưỡng. Bạn đợi khi xương đã khá mềm thì mới cho rau củ và gia vị vào, như vậy sẽ giữ được độ ngọt tự nhiên của nguyên liệu.

Thái miếng các loại rau củ

2 Lưu ý cách sử dụng nồi áp suất điện khi hầm

  • Do nồi áp suất điện có thiết kế kín và khả năng bảo toàn nước trong nồi rất tốt, không bị bay hơi nhiều nên bạn chỉ cần ninh xương với một lượng nước vừa đủ xăm xắp mặt thịt, tránh cho quá nhiều khiến canh bị loãng và kém vị.
  • Khi nấu bằng nồi áp suất điện sẽ giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên của các nguyên liệu nên bạn chỉ cần thêm một chút gia vị cơ bản như muối, hạt nêm,... Không cho quá nhiều gia vị để tránh át vị của thực phẩm.
  • Bạn có thể chọn hầm xương ở mức áp suất cao hay thấp tùy vào sở thích ăn thịt mềm nhiều hay ít. Tuy nhiên, thông thường nếu chọn chế độ cao thì thịt sẽ dễ bị quá nhừ và nát, gây cảm giác kém ngon khi ăn.
  • Bạn hầm xương đến khi thấy nồi không còn xì hơi nữa thì mở nắp và vớt hết lớp váng bọt ở trên đi. Lặp lại điều này 1 - 2 lần sẽ giúp nước dùng trong, không có cặn bẩn và rất thơm ngon.
  • Sau khi hầm xương khoảng 25 - 30 phút, bạn thêm rau củ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun tiếp 3 - 5 phút nữa ở mức áp suất thấp cho rau củ mềm sau đó tắt bếp rồi đợi xả hết áp suất là có thể mở nồi.

Cho lượng nước vừa đủ ăn khi hầm xương bằng nồi áp suất điện

3 Một số lưu ý khác

Khi hầm xương bằng nồi áp suất, chỉ nên cho một lượng thức ăn dưới 3/4 dung tích nồi. Điều này giúp cho thức ăn không bị trào ra ngoài gây mất an toàn cháy nổ cũng như ảnh hưởng tới hương vị món ăn.

Nên đặt nồi ở một bề mặt bằng phẳng, tránh xa các nguồn nhiệt bên ngoài để hạn chế cháy nổ. Nếu sử dụng nồi áp suất điện, bạn cần cắm nồi vào một nguồn điện hoạt động ổn định, không bị chập chờn để nồi hoạt động hiệu quả.

Không dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp như bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại,... hoặc để nồi gần nguồn nhiệt cao vì điều này có thể khiến nồi bị biến dạng, hư hại về chất liệu và sản sinh ra các chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không sử dụng chung ổ điện với các thiết bị gia dụng công suất lớn như lò nướng, nồi chiên không dầu... và không để gần các nguồn khí đốt nóng để tránh tình trạng cháy nổ dây chuyền.

Nồi áp suất khi nấu có mức nhiệt rất lớn và áp suất cao, nên bạn tuyệt đối không chạm tay và mở đột ngột nắp nồi, van xả để tránh bị bỏng do hơi nóng thoát ra. Ngoài ra việc làm vậy cũng khiến nồi dễ bị hư hỏng, kém bền.

Không mở nắp nồi áp suất đột ngột

CLICK xem nồi áp suất điện giảm giá CỰC HOT!

Tham khảo một số mẫu nồi áp suất điện bán chạy nhất tại Điện máy XANH:

Xem thêm sản phẩm Nồi áp suất

Trên đây là những bí quyết hầm xương bằng nồi áp suất điện rất chi tiết từ việc sơ chế, chế biến đến những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất. Các mẹo này đều rất dễ làm theo mà hiệu quả lại cao. Nếu bạn biết thêm mẹo hay nào khác thì hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này nhé!

Biên tập bởi Lê Thị Minh Thúy • Cập nhật 07/03/2024

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.